Kỹ thuật an toàn lao động: ATLĐ khi kiểm tra triền đà, đốc ụ

6 tháng 5, 2011

ATLĐ khi kiểm tra triền đà, đốc ụ

aN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA TRIỀN ĐÀ, ĐỐC Ụ TRƯỚC KHI ĐƯA TÀU VÀO SỬA CHỮA

1. Nguy cơ tai nạn

- Kết cấu công trình (nề bê tông, nề gỗ...) đổ, đè.
- Ngã cao khi di chuyển, leo trèo theo cầu thang trên đốc, ụ, đi lại trên mặt tường đốc, ụ.
- Tai nạn do thiết bị thi công.
- Nguy cơ tai nạn điện do nguồn điện của công trình đốc, ụ.
- Trượt, té do trơn.
- Trượt ngã, rơi xuống sông khi đi lại trên đốc.

2. Điều kiện kỹ thuật an toàn

2.1. Khi kiểm tra triền đà, đốc ụ

Điều 1: Trước khi cho tàu thuyền vào triền đà, ụ, dock nổi sửa chữa Giám đốc Xí nghiệp Ụ đốc phải lập phương án an toàn cho từng loại phương tiện. Phương án này phải phổ biến cho công nhân trước lúc làm việc.
Điều 2: Phương tiện tàu, thuyền trước khi đưa vào triền đà, ụ đốc sửa chữa phải vệ sinh sạch sẽ, xả hết nước, dầu.
Đối với các tàu Quân sự vào sửa chữa thì phải dọn sạch, đưa lên kho tất cả đạn dược chất nổ…
Cấm tuyệt đối không được để sót đạn dược, chất nổ, chất cháy, xăng dầu trên tàu khi vào sửa chữa.
Điều 3: Lên xuống triền đà, ụ, đốc, lên xuống tàu nằm trong triền đà ụ, đốc phải đi theo lối quy định bằng cầu thang hoặc bậc xây có tay vịn chắc chắn. Cầu thang bắc từ bờ lên tài phải cố định chắc chắn có lan can bảo vệ, dưới cầu thang phải mắc võng bảo hiểm.
Điều 4: Xung quanh thành ụ, triền đà phải có lan can bảo vệ. Chiều cao lan can bảo vệ thấp nhất là 1m.
Điều 5: Tất cả máy móc, thiết bị phục vụ trong triền đà, ụ đốc như: máy cẩu, máy trục, máy tời, máy hàn, máy bơm… trước khi làm việc phải kiểm tra, bảo đảm an toàn mới được sử dụng.
Khi sử dụng phải thực hiện các quy tắc an toàn của từng máy móc, thiết bị.
Điều 6: Cấm mọi người không được phân công xuống lòng ụ, đốc khi ụ chưa cạn, đốc chưa nổi hẳn. Chỉ được phép xuống lòng ụ, đốc làm việc khi tàu đã ở vào vị trí ổn định và có lệnh của người phụ trách.
Điều 7: Cấm các tàu nằm trong ụ đốc xả nước bẩn, dầu mỡ, rác xuống lòng ụ, đốc nổi.
Điều 8: Tất cả mọi CBCNV làm việc tại ụ, đốc, triền đà và các phương tiện khi vào sửa chữa đều phải chấp hành đầy đủ các quy định trên.

2.2. Khi kiểm tra các phương tiện phục vụ khi đưa tàu vào triền đà, đốc

Điều 9: Khi tiến hành các phương tiện lên xuống triền đà, ra vào ụ đốc phải có người chỉ huy chung.
Tất cả cán bộ kỹ thuật, công nhân khi làm việc phải chấp hành nghiêm chỉnh lệnh của người chỉ huy.
Điều 10: Chỉ được phép đưa tàu thuyền vào triền đà, ụ, đốc để sửa chữa theo hồ sơ kỹ thuật quy định. Trường hợp đặc biệt do Tổng giám đốc quyết định.
Điều 11: Điều khiển tời kéo phương tiện vào ụ, đốc, lên triền, xuống triền phải kéo từ từ. Dây cáp không được cọ sát vào các vật có cạnh sắc, mọi người phải tránh xa dây cáp đề phòng dây cáp đứt văng vào người.
Điều 12: Khi tời đang hoạt động đưa phương tiện lên xuống triền nghiêm cấm đứng, đi lại phía trước, sau hướng xe triền di chuyển. Cấm đứng, ngồi trên phương tiện.
Điều 13: Khi sử dụng kích phải chấp hành các quy định sau:
- Nếu là kích thủy lực thì kiểm tra sự lên xuống của piston, các khóa van, dàn phải đảm bảo độ tin cậy. Nếu là kích bánh trục vít thì bánh răng, trục vít phải tốt, lên xuống dễ dàng.
- Chân kích phải được kê bằng phẳng nếu bề mặt của kích có độ ma sát kém thì phải có tấm lót ở mặt kích để chống trượt.
- Chỉ được bỏ kích ra khỏi tải trọng được nâng khi đã kê chèn chắc chắn.
- Khi kích các phương tiện phải có chống nề phụ luôn luôn bảo đảm chống nề cách điểm kích 5cm để đề phòng sập kích.
Điều 14: Các chống nề, căn kê phải được liên kết chắc chắn bằng các đinh đĩa, nếu dùng các giá kê bằng kim loại thì giữa các giá kê và thân tàu phải có lớp đệm bằng ghế chắc. Vị trí và số lượng kê nề phải bảo đảm đúng theo thiết kế của mỗi loại tàu vào sửa chữa.
Điều 15: Cấm mọi người vào làm việc dưới đáy tàu khi chưa kê kích xong.
Điều 16: Khi cần thiết lặn xuống để kê chèn hoặc làm nhiệm vụ kiểm tra khác, phải chấp hành mọi quy định sau:
a. Trước khi lặn phải nắm vững tính chất công việc.
b. Phải xác định độ sâu
c. Không được lặn sâu quá 3m
d. Khi lặn phải buộc dây bảo hiểm vào người và có người giữ dây bảo hiểm để kéo thợ lặn lên lúc cần thiết.
e. Trước lúc lặn phải liểm tra toàn bộ thiết bị lặn: áo gió lặn, hệ thống cung cấp dưỡng khí, hệ thống thông tin. Nếu lặn sâu trên 3m phải chấp hành quy phạm an toàn về công tác lặn theo thông tư 19-TT/LB ngày 19-12-1964 của Liên Bộ Lao động - Y tế.
f. Thợ lặn khi xuống nước phải có thang. Cấm nhảy từ trên cao xuống.
Điều 17: Trong quá trình điều chỉnh tàu thuyền trong trong ụ đốc, triền đà, các trình tự thao tác căn kê, hệ thống căn sống chính, căn sống phụ, hệ thống bơm phải thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật.
Điều 18: Khi tập kết vật liệu, thiết bị nặng xuống lòng ụ, đốc phải dùng cần cẩu hoặc các phương tiện vận chuyển khác, cấm đứng trên thành quẳng đồ vật xuống đốc.
Điều 19: Các trạm phân phối khí nén oxy, axetylen, điện phải có ký hiệu, viết chữ rõ ràng, thuận tiện cho việc sử dụng. Cấm những người không có nhiệm vụ sử dụng các hệ thống này.
Điều 20: Các phế thải của tàu sau khi sửa chữa trong ụ, đốc như: sắt vụn, tôn, gỗ, dầu mỡ, giẻ lau phải có quy định chỗ để và được chuyển đến nơi đổ cố định.
Điều 21: Khi làm những công việc ở ngoài tàu trên mặt nước mọi người đều phải mặc áo phao, phải đeo dây an toàn khi làm việc trên cao.
Điều 22: Phụ cấp thợ lặn (trích Thông tư Liên tịch của BLĐTB-XH - Bộ Tài chính số 35/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 16/12/2005 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong các công ty nhà nước).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét