Kỹ thuật an toàn lao động: ATLĐ khi sử dụng máy bào gỗ có động cơ

7 tháng 5, 2011

ATLĐ khi sử dụng máy bào gỗ có động cơ

1. Nguy cơ mất an toàn

- Các bộ phận và cơ cấu sản xuất: Cơ cấu chuyển động, trục, khớp nối truyền động, đồ gá, các bộ phận chuyển động tịnh tiến.
- Văng bắn: do các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công, lưỡi cưa lắp không chặt có thể văng ra, bàn gá kẹp phôi không chặt làm cho vật gia công bị văng ra.
- Điện giật: do hở dây dẫn điện, chạm điện ra vỏ máy, từ các dây dẫn, cầu dao điện, ổ cắm điện...
- Nhiễm độc: Chất độc công nghiệp xâm nhập vào cơ thể con người qua quá trình thao tác, tiếp xúc…
- Bụi công nghiệp: Gây các tổn thương cơ học, bụi độc hay nhiễm độc sinh ra các BNN, gây cháy nổ, hoặc ẩm điện gây ngắn mạch…
- Cháy: do dăm bào, mạt gỗ, mùn cưa...
- Va quệt: Các đầu vít trên bàn phay, đầu phân độ và những mấu lồi gây vướng làm chấn thương.

2. Điều kiện kỹ thuật an toàn

Điều 1: Chỉ người nào đã được huấn luyện phương pháp làm việc an toàn và trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ lao động mới được sử dụng máy.
          Điều 2: Gắn thiết bị ngăn ngừa tiếp xúc trước khi làm việc.
          Điều 3: Không sử dụng găng tay khi làm việc. Dùng thiết bị phụ trợ (tay đẩy) để tránh trượt tay vào máy khi bắt đầu và kết thúc thao tác.
          Điều 4: Cho máy chạy thử trước khi làm việc. Kiểm tra hoạt động của thiết bị an toàn mỗi khi vận hành máy.
          Điều 5: Ngắt điện nguồn khi mất điện hay khi kết thúc công việc.
          Điều 6: Quét dọn vệ sinh máy móc thiết bị, nới làm việc.

1 nhận xét:

  1. ATLĐ khi sử dụng máy bào gỗ có động cơ đó là việc làm mà những người sử dụng để bảo vệ tránh những tai nạn trong khi làm việc....cảm ơn chia sẽ của bạn
    ............
    tonytran
    bán máy khoan gỗ tốt nhất tại tphcm

    Trả lờiXóa