Kỹ thuật an toàn lao động: Mối quan hệ giữa BHLĐ và môi trường

5 tháng 5, 2011

Mối quan hệ giữa BHLĐ và môi trường

Vấn đề môi trường nói chung hay MTLĐ nói riêng là một vấn đề thời sự cấp bách được đề cập đến với quy mô toàn cầu. 
Các nhà khoa học từ lâu đã biết được sự thải các khí gây hiệu ứng nhà kính có thể làm trái đất nóng dần lên. Hiệu ứng nhà kính là kết quả hoạt động của con người trong quá trình sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí đốt...) đã thải ra bầu khí quyển một khối lượng rất lớn các chất độc hại (trong số đó quan trọng nhất là CO2). Những khí độc này có xu hướng phản xạ ánh sáng, làm trái đất nóng dần lên.
Các nhà khoa học cho rằng  trong vòng 50 năm nữa sự phát thải đó sẽ làm cho nhiệt độ tăng lên từ 1,5¸4,5o. Trong suốt 30 năm qua, cứ 10 năm khu vực này lại tăng thêm 0,55oC. Giờ đây các dòng sông băng ở Alaska và Bắc Xibêri đang bắt đầu tan chảy. Điều này sẽ dẫn đến mực nước biển dâng cao, nhấn chìm một số miền duyên hải và những hòn đảo, là mầm móng của những trận bão lụt thế kỷ và những nguy cơ của thảm họa sinh thái. Trong năm 1997, hiện tượng EnNino đã làm nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển tăng 0,43oC.
Mấu chốt của tai họa, một phần chính nằm ở các hoạt động của con người. Mỗi năm, con người đổ ít nhất 7 tỉ tấn Cácbon vào bầu khí quyển.  Ngày nay khí CO2 trong không khí nhiều hơn khoảng 30% so với năm 1860. Thế giới công nghiệp cung cấp khoảng một nửa lượng khí thải trên trái đất. Trong bản danh sách về hiệu ứng nhà kính (do vệ tinh Mỹ xác định), vùng bị ô nhiễm nhiều nhất là khu vực ở biển Ban Tích, tiếp theo là bờ biển phía tây Hàn Quốc...
Nếu con người hôm nay không thực hiện các biện pháp hữu hiệu để giảm bớt sự nóng lên của trái đất, thì không chỉ hôm nay mà cả thế hệ mai sau sẽ phải hứng chịu hậu quả to lớn do sự nổi giận của thiên nhiên.
Để có được một giải pháp tốt tạo nên một MTLĐ phù hợp cho NLĐ, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành khoa học, được dựa trên 4 yếu tố cơ bản sau:
- Ngăn chặn và hạn chế sự lan tỏa các yếu tố nguy hiểm và có hại từ nguồn phát sinh. Biện pháp tích cực nhất là thay đổi công nghệ sản xuất với các nguyên liệu và nhiên liệu sạch, thiết kế và trang bị những thiết bị, dây chuyền sản xuất không làm ô nhiễm môi trường...
- Thu hồi và xử lý các yếu tố gây ô nhiễm.
- Xử lý các chất thải trước khi thải ra để không làm ô nhiễm môi trường.
- Trang bị các PTBVCN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét