Kỹ thuật an toàn lao động: Kỹ thuật vệ sinh lao động

5 tháng 5, 2011

Kỹ thuật vệ sinh lao động

1. Đối tượng và nhiệm vụ của VSLĐ 
VSLĐ là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe NLĐ, tìm các biện pháp cải thiện ĐKLĐ, phòng ngừa các BNN và nâng cao khả năng lao động cho NLĐ.
Trong sản xuất, NLĐ có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe ở nhiều mức độ khác nhau như mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động, phát sinh các bệnh thông thường hoặc gây ra các BNN. Ví dụ trong gia công nóng yếu tố tác hại nghề nghiệp là do nhiệt độ cao, tiếng ồn, khói bụi...Các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe NLĐ còn được gọi là những tác hại nghề nghiệp.
Các tác hại nghề nghiệp có thể phân thành các loại sau:
- Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất: Bao gồm các yếu tố:
+ Các yếu tố vật lý và hóa học: Điều kiện vi khí hậu, bức xạ điện từ, bức xạ cao tần, siêu cao tần, tiếng ồn, bụi và chất độc, chất phóng xạ...trong sản xuất.
+ Yếu tố sinh vật: Vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và các nấm mốc gây bệnh.
- Tác hại liên quan đến tổ chức lao động: Bao gồm các yếu tố:
+ Bố trí thời gian làm việc không hợp lý như làm việc liên tục, quá lâu, không nghỉ...
+ Bố trí công việc không hợp lý như cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe NLĐ, sự hoạt động quá khẩn trương làm căng thẳng các hệ thống cơ thể và các giác quan...
+ Bố trí chế độ làm việc nghỉ nghơi không hợp lý.
+ Bố trí vị trí làm việc không hợp lý như tư thế gò bó, không thoải mái phải cúi lom khom, vặn mình...
+ Công cụ lao động không phù hợp với cơ thể về trọng lượng, hình dáng kích thước...
- Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh an toàn: Bao gồm các yếu tố:
+ Bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lý như thiếu hoặc thừa ánh sáng...
+ Làm việc ngoài trời có thời tiết xấu như nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông...
+ Thiếu các trang thiết bị cho hệ thống thông gió, chống bụi, chống ồn, hút khí độc...
+ Thiếu trang bị phòng hộ lao động hoặc có nhưng sử dụng và bảo quản không tốt...
+ Công tác thực hiện quy tắc VSLĐ và ATLĐ chưa tốt, chưa triệt để. 
2. Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp
Tùy tình hình cụ thể, có thể áp dụng các biện pháp đề phòng sau:
a. Biện pháp kỹ thuật công nghệ: Bằng cách cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cơ khí hóa, tự động hóa, hạn chế dùng hoặc thay thế các chất có tính độc cao...
b. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: bằng cách cải tiến các hệ thống thông gió, chiếu sáng, hút bụi... để cải thiện điều kiện làm việc.
c. Biện pháp phòng hộ cá nhân: Đây là một biện pháp hỗ trợ nhưng trong một số điều kiện sản xuất cụ thể thì các PTBVCN đóng vai trò chủ yếu để bảo vệ NLĐ trong sản xuất và phòng BNN.
d. Biện pháp tổ chức lao động khoa học: Bằng cách thực hiện phân công lao động khoa học và hợp lý phù hợp với đặc điểm sinh lý của NLĐ.
e. Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe: Bao gồm các công tác kiểm tra sức khỏe NLĐ, khám tuyển đê không chọn người mắc bệnh nào đó vào làm những vị trí bắt lợi về sức khỏe. Theo dõi sức khỏe NLĐ thường xuyên và liên tục. Tiến hành giám định khả năng lao động và hướng dẫn tập luyện phục hồi lại khả năng lao động cho những NLĐ bị TNLĐ, BNN hoặc bệnh mãn tính.
Thường xuyên kiểm tra VS-ATLĐ, cung cấp đầy đủ nước uống, thức ăn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét