Kỹ thuật an toàn lao động: Phòng chống bụi trong sản xuất

5 tháng 5, 2011

Phòng chống bụi trong sản xuất


1. Định nghĩa và phân loại bụi 
1.1. Định nghĩa
Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước lớn, nhỏ khác nhau tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù; khi những hạt bụi nằm lơ lững trong không khí gọi là aerozon, khi chúng đọng lại trên bề mặt vật thể nào đó gọi là aerogen.
1.2. Phân loại
- Theo nguồn gốc: Bụi kim loại (Mn, Si, rỉ sắt,... ); bụi cát, bụi gỗ; bụi động vật: bụi lông, bụi xương; bụi thực vật: bụi bông, bụi gai; bụi hóa chất (grafit, bột phấn, bột hàn the, bột xà phòng, vôi...)
- Theo kích thước hạt bụi: Bụi bay có kích thước từ  0,001¸10 μm; các hạt từ 0,1¸10μm gọi là mù, các hạt từ 0,001¸0,1μm gọi là khói chúng, chuyển động Brao trong không khí. Bụi lắng có kích thước  >10μm thường gây tác hại cho mắt.
- Theo tác hại: Bụi gây nhiễm độc (Pb, Hg, benzen...); bụi gây dị ứng; bụi gây ung thư như nhựa đường, phóng xạ, các chất brôm; bụi gây xơ phổi như bụi silic, amiăng...
2. Tác hại của bụi
Bụi có tác hại đến da, mắt, cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa, các hạt bụi này bay lơ lững trong không khí, khi bị hít vào phổi chúng sẽ gây thương tổn đường hô hấp.
Khi chúng ta thở nhờ có lông mũi và màng niêm dịch của đường hô hấp nên những hạt bụi có kích thước lớn hơn 5 àm bị giữ lại ở hốc mũi (tới 90%). Các hạt bụi kích thước 2¸5μm dể dàng theo không khí vào tới phế quản, phế nang, ở đây bụi được các lớp thực bào bao vây và tiêu diệt khoảng 90% nữa, số còn lại đọng ở phổi gây nên bệnh bụi phổi và các bệnh khác (bệnh silicose, asbestose, siderose...).
Bệnh phổi nhiễm bụi thường gặp ở những công nhân khai thác chế biến, vận chuyển quặng đá, kim loại, than v.v...
Bệnh silicose là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ đúc, thợ khoan đá, thợ mỏ, thợ làm gốm sứ và vật liệu chịu lửa… Bệnh này chiếm 40¸70% trong tổng số các bệnh về phổi. Ngoài còn có các bệnh asbestose (nhiễm bụi amiăng), aluminose (bụi boxit, đất sét), siderose (bụi sắt).
Bệnh đường hô hấp: Bao gồm các bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm teo mũi do bụi crôm, asen…
Bệnh ngoài da: bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, làm bịt kín các lỗ chân lông và ảnh hưởng đến bài tiết, bụi có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn gây ra mụn, lở loét ở da, viêm mắt, giảm thị lực, mộng thịt…
Bệnh đường tiêu hóa: Các loại bụi sắc cạnh nhọn vào dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa.
Chấn thương mắt: Bụi kiềm, axit có thể gây ra bỏng giác mạc, giảm thị lực.

3. Các biện pháp phòng chống bụi
3.1. Biện pháp kỹ thuật
- Cơ khí hóa và tự động hóa quá trình sản xuất sinh bụi để công nhân không phải tiếp xúc với bụi và bụi ít lan tỏa ra ngoài.
- Thay đổi bằng biện pháp công nghệ như vận chuyển bằng hơi, dùng máy hút, làm sạch bằng nước thay cho việc làm sạch bằng phun cát...
- Bao kín thiết bị và có thể cả dây chuyền sản xuất khi cần thiết.
- Thay đổi vật liệu sinh nhiều bụi bằng vật liệu ít hoặc không sinh bụi...
- Sử dụng hệ thống thông gió, hút bụi trong các phân xưởng có nhiều bụi.
3.2. Biện pháp y học
- Khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm bệnh để chữa trị, phục hồi chức năng làm việc cho công nhân.
- Dùng các PTBVCN (quần áo, mặt nạ, khẩu trang…).
4. Lọc bụi trong sản xuất công nghiệp
Ở các nhà máy sản xuất công nghiệp lượng bụi thải vào môi trường không khí rất lớn như các nhà máy xi măng, nhà máy dệt, nhà máy luyện kim v.v...
Để làm sạch không khí trước khi thải ra môi trường, ta phải tiến hành lọc sạch bụi đến giới hạn cho phép. Ngoài ra có thể thu hồi các bụi quý.
Để lọc bụi, người ta sử dụng nhiều thiế bị lọc bụi khác nhau và tùy thuộc vào bản chất các lực tác dụng bên trong thiết bị, người ta phân ra các nhóm chính sau:
* Buồng lắng bụi: Quá trình lắng xảy ra dưới tác dụng của trọng lực.
* Thiết bị lọc bụi kiểu quán tính: Lợi dụng lực quán tính khi thay đổi chiều hướng  chuyển động để tách bụi ra khỏi dòng không khí.
* Thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm - xiclon: Dùng lực ly tâm để đẩy các hạt bụi ra xa tâm quay rồi chạm vào thành thiết bị, hạt bụi bị mất động năng và rơi xuống dưới đáy.
* Lưới lọc bằng vải, lưới thép, giấy, vật liệu rỗng bằng khâu sứ, khâu kim loại... : Trong thiết bị lọc bụi loại này các lực quán tính, lực trọng trường và cả lực khuyếch tán đều phát huy tác dụng.
Hiện nay có rất nhiều thiết bị lọc bụi trong công nghiệp với nhiều nguyên lý khác nhau nhưng có thể chia thành 2 loại: Loại khô và loại ướt. Trong công nghiệp khi một loại thiết bị không đáp ứng được yêu cầu thì người ta có thể tổ hợp nhiều loại thiết bị lọc bụi trong cùng một hệ thống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét