Kỹ thuật an toàn lao động: Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm dành cho CB quản lý

28 tháng 6, 2011

Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm dành cho CB quản lý

Câu hỏi KT trắc nghiệm về An toàn lao động, Bảo hộ lao động, Phòng chóng cháy nổ,  Vệ sinh môi trường (Dành cho Cán bộ quản lý, Cán bộ nghiệp vụ)(Anh hay chị hãy khoanh tròn một câu trả lời đúng nhất)
1. Những nguyên  nhân chủ yếu gây ra tại nạn lao động.
a. Người  LĐ không được huấn luỵên về ATLĐ hoặc huấn luỵên chưa đầy đủ theo quy định.
b. Vi phạm các tiêu chuẩn quy phạm, quy trình an toàn, đặc biệt trong sử dụng điện và thi công trên cao, dưới hầm sâu, hầm kín.
c. Điều kiện làm việc và môi trường làm việc của người lao động không đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
d. Không có hoặc không sử dụng BHLĐ, trang bị bảo hộ lao động không đảm bảo an toàn.
e. Do trạng thái tâm lý và ý thức của người lao động không tốt.
f. Câu (a,b,c,d,e) đúng.                                 
g. Câu (a,b,c,d) đúng.
2. Nhưng nguyên nhân thường gây ra tai nạn điện trong sản xuất, thi công.
a. Che chắn bao che các vật dẫn điện, thiết bị điện hỏng hoặc thiếu (ví dụ: thiếu nắp cầu giao, thiếu bao che cầu nối dẫn điện…).
b. Lớp cách điện bảo vệ cáp điện, dây dẫn điện, dây hàn bị hư hỏng.
c. Vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, đặc biệt là điện trung, cao thế.
d. Không có dây nối đất, nối không bảo vệ hoặc có dây nối đất nối không nhưng không đúng kỹ thuật hoặc đã bị hư hỏng.
e. Không hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp an toàn điện khi vận hành các máy, thiết bị có động cơ điện.
f. Chưa đủ các điều kiện an toàn điện mà vẫn làm, các hư hỏng về điện chưa được sửa chữa kịp thời.
g. Làm việc về điện  mà chưa được huấn luyện về kỹ thuật an toàn điện.
h. Câu (a,b,c,d,f) đúng.                                     
i. Ca 7 câu: (a,b,c,d,e,f,g) đúng.
3. Một số thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn: Bình khí  nén, nồi hấp, nồi hơi, cần trục, hệ thống lạnh… trước khi đưa vào sử dụng thì cơ quan phải tiến hành những việc gì?
a. Tổ chức huấn luyện về đặc tính kỹ thuật, nguyên tắc vận hành an toàn khi sử dụng: Thiết bị áp lực, thiết bị nâng, hệ thống lạnh… và cấp thẻ an toàn cho người lao động.
b. Treo bảng  nội quy vận hành và quy trình xử lý sự cố của thiết bị.
c. Đăng ký và kiểm định các loại máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo thông tư số: 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2008 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội.
d. Câu (a và c) đúng.                                               
e. Cả 3 câu (a,b,c) đúng.
4. Trong thông tư (nêu dưới đây) thông tư nào hướng dẫn việc tổ chức thực hiện bảo hộ lao động trong doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh.
a. Thông tư liên tịch số 03/1998 TTLT/BLĐTBXH –BYT – TLĐLĐVN ngày 26/03/1998 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, Bộ Y Tế, Tổng Liên Đoàn Việt Nam.
b. Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT/ BLĐTBXH –BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, Bộ Y Tế, Tổng Liên Đoàn Việt Nam.
5. Những nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ.
a. Các công việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện và dễ gây tai nạn về điện.
b. Các công việc tiến hành trong MT có yếu tố nguy hiểm độc hại như chất độc, phóng xạ.
c. Các công việc có khả năng phát sinh cháy nổ.
d. Vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực.
e. Các công việc trên cao.
f. Vận hành các thiết bị nâng, thang máy.
g. Vận hành các máy cưa, cắt, đột, giập… dễ gây các tai nạn như quấn tóc, quấn tay chân, bị kẹp và dập…
h. Các công việc giản đơn, thủ công khác.
i. Tất cả các câu từ (a đến g) đúng.
j. Tất cả các câu từ (a đến h) đúng.
6. Những công nhân đã được đào tạo các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ trước khi nhận việc thì người sử dụng lao động phải:
a. Huấn luyện ATLĐ, VSLĐ kiểm tra đạt yêu cầu và cấp thẻ ATLĐ theo quy định.
b. Mang theo thẻ ATLĐ khi làm việc và phải xuất trình thẻ khi có yêu cầu.
c. Báo cáo danh sách những người làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ với Sở lao động TB và XH và cơ quan chủ quản để theo dõi.
d. Câu (a và b) đúng.                                      
e. Cả 3 câu (a,b,c) đúng.
7. Các giải pháp ATLĐ, VSLĐ để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là:
a. Giải pháp luật (các quy trình, vi phạm, nội quy … về ATLĐ, VSLĐ, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm về ATLĐ, VSLĐ).
b. Giải pháp tổ chức (huấn luyện ATLĐ, VSLĐ, ký và kiểm định các thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ cho công nhân…).
c. Giải pháp khoa học kỹ thuật (che chắn, giữ khoảng cách an toàn, tín hiệu biển báo an toàn… ở những vùng  nguy hiểm, cơ khí hóa, tự động hóa, thay đổi công nghệ sản xuất để hạn chế yếu tố nguy hiểm, độc hại…).
d. Câu (b,c) đúng.                        
e. Cả 3 câu (a,b,c) đúng.
8. Thông tư nào dưới đây của Bộ LĐTB&XH đã sửa đổi, bổ sung về hướng dẫn công tác huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động?
a. Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005.
b. Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 19/9/1995.
c. Câu (a) đúng.
d. Câu (b) đúng.
9. Hàng năm các doanh nghiệp (cơ sở sản xuất, kinh doanh) khi lập kế hoạch sản xuất đồng thời phải lập kế hoạch lao động, bảo hộ. Nội dung của kế hoạch BHLĐ bao gồm:
a. Các biện pháp về ATLĐ, PCCN.
b. Các  biện pháp về VSLĐ, phòng chống độc hại,  cải thiện điều kiện làm việc.
c. Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân.
d. Chăm sóc sức khỏe  người lao động.
e. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động
f. Câu (a,b,c,e) đúng.                             
g. Cả 5 câu (a,b,c,d,e) đúng.
10. Biện pháp AT Phòng chống nổ các thiết bị áp lực (nồi hơi, bình khí nén, hệ thống lạnh, các chai chứa khí…)
a. Tất cả các thiết bị áp lực đều phải được đăng ký và kiểm định KTAT, khi hết hạn phải tiến hành kiểm định lại, đặc biệt các chai chứa khí phải kiểm tra hạn sử dụng trên vỏ chai.
b. Người vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ phải được huấn luyện và được cấp thẻ an toàn sau khi huấn luyện đạt yêu cầu.
c. Phải có quy trình vận hành và quy trình xử lý sự cố.
d. Thường xuyên Ktra thiết bị để kịp thời phát hiện những hư hỏng, biến dạng khác thường.
e. Vị trí đặt thiết bị phải cách xa nguồn điện hoặc nơi có chứa hóa chất ăn mòn.
f. Thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, quy phạm có liên quan đến thiết bị áp lực.
g. Câu (a, b, c, d, e, f ) đúng.
h. Câu ( a, b, c, d, f ) đúng.
11. Trình bày các biện pháp đề phòng tai nạn điện.
a. Cách điện thật tốt các thiết bị điện và dây dẫn.
b. Nối đất các thiết bị điện.
c. Bảo vệ nối dây trung tính.
d. Các thiết bị ngắt điện bảo vệ khi có dòng điện rò.
e. Hạ thấp điện áp.
f. Cân bằng điện thế.
g. Trang bị các phương tiện bảo vệ thiết bị và cá nhân, huấn luyện Kỹ thuật an toàn điện cho người vận hành.
h. Tổ chức vận hành an toàn.  
i. Câu ( a, b, c, d, f ) đúng.   
j. Câu ( a, b, c, d, e, f, g, h ) đúng.
12. Trách nhiệm của cơ sở xảy ra tai nạn lao động.
a. Kịp thời sơ cấp cứu người bị nạn.
b. Thông báo bằng cách nhanh nhất (điện thoại, fax …) tới các cơ quan hữu quan và cơ quan cấp trên.
c. Giữ nguyên hiện trường những vụ TNLĐ chết người và TNLĐ nặng.
d. Thu dọn hiện trường, ổn định SX, sau đó báo cho các cơ quan chức năng xuống điều tra.
e. Cung cấp ngay tài liệu, vật chứng có liên quan đến tai nạn theo yêu cầu của trưởng đoàn điều tra TNLĐ.
f. Tạo điều kiện cho người biết hoặc liên quan cung cấp tình hình tai nạn cho đoàn điều tra khi có yêu cầu
g. Tổ chức điều tra các vụ TNLĐ nhẹ, nặng xảy ra ở cơ sở mình.
h. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết các hậu quả do TNLĐ gây ra.
i. Chịu các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra TNLĐ.
k. Gửi báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị ghi trong biên bản điều tra TNLĐ.
l. Lưu giữ hồ sơ TNLĐ chết người 15 năm và các vụ TNLĐ khác cho đến khi người LĐ về hưu.
m. Câu ( a, b, c, e, f, g, h, i, k, l ) đúng.
n. Tất cả các câu (a, b, c, d, e, f, g, h, i, k, l ) đều đúng.
13. Biện pháp PCCN trong sản xuất, thi công, kinh doanh là.
a. Ban hành các nội quy, quy định về PCCN theo thẩm quyền.
b. Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của các văn bản nhà nước về PCCN và nội quy, quy định của cơ sở.
c. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về PCCN và huấn luyện nghiệp vụ về PCCN cho cán bộ công nhân viên của cơ sở.
d. Đề ra và tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp PCCN.
e. Tổ chức quản lý và duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở.
f. Đầu tư kinh phí cho các hoạt động PCCC và trang bị phương tiện PCCC theo quy định.
g. Tổ chức kiểm tra an toàn PCCN.
h. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện phương án chữa cháy tại chỗ.
i. Tất cả các câu trên đều đúng.
j. Câu ( a, b, c, d, e, f, g) đúng.
14. Khi làm việc trong không gian kín có chất dễ gây cháy nổ, thiết bị điện phải sử dụng.
a. Điện áp 24V.              
b. Điện áp 12V.
15. Những đối tượng nêu dưới đây đối tượng nào bắt buộc phải được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi nhận việc.
a. Tất cả mọi viên chức, mọi người lao động.
b. Những người học nghề, tập nghề.
c. Những người thử việc.
d. Câu a và b đúng.
e. Cả ba câu a, b, c đúng.
16. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là tai nạn lao động.
a. Do các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất (điện dật, ngã cao, các vật văng bắn, các vật rơi, đổ…) tác động bất ngờ, đột ngột vào người lao động làm cho người lao động bị thiệt mạng hoặc khả năng lao động bị giảm.
b. Do tác hại của các yếu tố (vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, bức xạ, môi trường độc hại, bụi, nhiệt độ, độ ẩm, vi trùng…) tác động thường xuyên, từ từ và lâu dài nên người lao động làm cho khả năng lao động của  người lao động bị suy giảm dần dần.
c. Do hít phải chất độc làm người lao động bị mất khả năng lao động.
d. Câu a và c đúng.
e. Câu a, b và c đúng.
17. Nghị định 06/CP ngày 21/01/1995 của chính phủ quy định người lao động có mấy nghĩa vụ và quyền.
a. Có 7 nghĩa vụ và 3 quyền lợi.
b. Có 3 nghĩa vụ và 3 quyền lợi.
18. Thẩm quyền điều tra tai nạn lao động tại cơ sở.
a. Các vụ tai nạn nhẹ, nặng.
b. Các vụ tai nạn lao động nhẹ.
c. Các vụ tai nạn lao động nặng, chết người.
d. Các vụ tai nạn lao động nhẹ, nặng, chết người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét