Kỹ thuật an toàn lao động: ATLĐ khi lái máy xúc

7 tháng 5, 2011

ATLĐ khi lái máy xúc

1. Nguy cơ mất an toàn

- Cán, kẹp khi có người làm việc trong phạm vi bán kính hoạt động;
- Làm sạt lở hư hỏng hố móng, đường hào, làm sự cố sụp đất;
- Bị phóng điện, sét đánh trong thi công;
- Sự cố lật, đổ, ngã phương tiện...

2. Điều kiện kỹ thuật an toàn

Điều 1: Những người hội đủ các điều kiện sau đây được phép lái xe máy xúc:
- Đủ 18 tuổi và đã qua khám tuyển sức khỏe của cơ quan y tế.
- Đã được đào tạo chuyên môn và được cấp bằng lái máy xúc.
- Được huấn luyện BHLĐ và được cấp thẻ an toàn.
- Sử dụng đúng và đủ các PTBVCN được cấp phát theo chế độ.
Điều 2: Phải chịu sự hướng dẫn và giám sát bởi cán bộ kỹ thuật chỉ huy khi làm việc gần các công trình ngầm và công trình nổi có tại hiện trường nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và xe máy.
Điều 3: Trước khi cho máy vận hành phải yêu cầu những người không có phận sự rời khỏi máy xúc và ra khỏi khu vực bán kính làm việc của nó. Cấm mọi người chui vào gầm máy xúc với bất cứ lý do nào. Trong khi máy đang hoạt động, thợ phụ phải ngồi đúng vị trí của mình.
Điều 4: Phải kiểm tra để khẳng định tình trạng kỹ thuật hoàn hảo của xe máy (đèn, còi, tay lái máy...) trước khi đưa xe vào vận hành. Nếu không bảo đảm chất lượng phải có biện pháp khắc phục ngay mới cho phép hoạt động.
Phải có thang treo có móc để khi cần có thể móc vào cần xúc để trèo lên sửa chữa các bộ phận ở đầu cần và phải kết hợp sử dụng dây đai an toàn.
Điều 5: Máy xúc bánh hơi không có chân chống ngoài phải đóng thắng bánh xe và cơ cấu cân bằng trước khi làm việc và được kê chèn chắc chắn.
Nền đất nơi máy xúc làm việc phải bằng phẳng, vững chắc, nếu nền dất yếu phải lát tà vẹt.
Khoảng cách tối thiểu từ điểm tựa gần nhất của máy trục đến miệng hà, hố:
Chiều sâu (m)
Khoảng cách theo loại chất đất (m)
Đất cát và đất mùn
Pha cát
Pha sét
Sét
Đất rừng
1
1,5
1,25
1
1
1
2
3
2,4
2
1,5
2
3
4
3,6
3,25
1,75
2,5
4
5
4,4
4
3
3
5
6
5,3
4,75
3,5
3,5
Điều 6: Trước khi khởi động động cơ và các bộ phận máy phải bật các tín hiệu đề phòng (ví dụ nhấn chuông, còi báo).
Nếu khởi động máy bằng tay thì phải nắm tay quay sao cho tất cả các ngón tay ở cùng một phía để đề phòng piston bị nén đánh trả lại, gây ra tai nạn ở bàn tay.
Nếu khởi động bằng dây mềm thì không được quấn dây vào tay vì trong trường hợp máy nổ sớm, piston có thể đi ngược lại gây tai nạn.
Điều 7: Khi động cơ và các bộ phận của máy xúc đang làm việc cấm vặn chặt, bôi trơn bất cứ bộ phận nào và không được đến xem các cụm chi tiết máy bố trí ở nơi chật hẹp và nguy hiểm.
Điều 8: Phải điều khiển để gầu xúc đổ vật liệu vào đúng tâm xe vận tải. Nghiêm cấm:
- Đưa gầu xúc qua phía trên buồng lái.
- Thay đổi độ nghiêng của máy hay độ vươn của cần khi gầu xúc đang mang tải hay quay gàu.
- Thắng đột ngột.
- Để máy xúc hoạt động khi dang dùng tay cố định dây cáp hay dùng tay nắn thẳng dây cáp khi tời đang quấn cáp.
- Cấm dùng dây cáp đã bị nối, phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của dây cáp.
Điều 9: Máy xúc hoạt động vào ban đêm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ.
Điều 10: Khi di chuyển trên đường dốc lớn hơn 15o phải có sự hỗ trợ của máy kéo hoặc tời.
Điều 11: Nếu động cơ diesel làm việc quá nóng thì mở miệng rót của bộ tản nhiệt với tay có đeo găng dày tránh bỏng, mặt phải tránh xa miệng rót (đầu tiên nới lỏng cho hơi nước xì ra từ từ, sau đó mới lấy nắp khỏi miệng rót).
Điều 12: Khi máy đang hoạt động không được rời nơi tàm việc. Khi có sự cố phải lập tức tắt động cơ, đóng van cấp nhiên liệu và đưa bộ giảm áp của động cơ vào hoạt động (nếu có cơ cấu giảm áp) hoặc tắt mồi lửa (đối vởi động cơ xăng).
Điều 13: Khi kiểm tra mức nhiên liệu trong bình chứa, phải dùng thước đo. Cấm dùng lửa để soi hoặc hút thuốc khi tiếp nhiên liệu. Không cho phép để rò rỉ nhiên liệu, dầu tại các ống dẫn, nếu có phải khắc phục ngay và lau chùi sạch.
Để đề phòng nẹt lửa gây cháy từ dây dẫn điện phải thường xuyên kiểrn tra chất lượng cách điện của lớp vỏ bọc, khả năng dây bị chạm.
Điều 14: Không được đến gần và đụng chạm vào các bộ phận dẫn điện của máy xúc. Muốn kiểm tra có điện phải sử dụng bút thử hay vôn kế.
Điều 15: Cấm di chuyển máy xúc với gầu có tải.
Cấm di chuyển máy xúc bánh hơi đã hãm thiết bị cân bằng hoặc có tay lái điều khiển và hệ thống điện - hơi không an toàn.
Khi di chuyển phải đặt cần máy theo đúng trục đường di chuyển và đặt gầu xúc (không mang tải) ở độ cao cách mặt đất từ 0,5-0,9m. Phải chấp hành luật giao thông.
Cấm người lên hoặc xuống khi máy xúc đang di chuyển ở bất cứ tốc độ nào.
Điều 16: Máy xúc làm việc trong phạm vi nguy hiểm của đường dây điện cao áp phải được phép của cơ quan quản lý đường dây đó. Phạm vi nguy hiểm này được tính từ dây điện gần nhất đến điểm biên của máy và không được nhỏ hơn :
+ 10m khi điện áp không lớn hơn 20kV.
+ 15m khi điện áp không lớn hơn 35kV.
+ 20m khi điện áp không lớn hơn 110kV.
Máy xúc chỉ được vận hành gần đường dây cao áp với điều kiện:
- Cơ quan quản lý đường dây đồng ý cúp điện trong suốt thời gian máy vận hành.
- Hoặc bảo đảm khoảng cách từ điểm biên của máy đến dây gần nhất không nhỏ hơn các giá trị sau:
Điện áp của đường dây tải điện
Khoảng cách
1 kV
1,5m
1-20 kV
2m
35-110 kV
3m
154-220 kV
5m
330 kV
6m
350 kV
9m
Nếu di chuyển qua bên dưới đường dây thì phải bảo đảm khoảng cách tính từ điểm cao nhất của máy đến điểm thấp nhất của đường dây không nhỏ hơn các giá trị sau:
Điện áp của đường dây tải điện
Khoảng cách
1 kV
1m
1-20 kV
2m
35-110 kV
3m
154-220 kV
4m
330 kV
5m
350 kV
6m
Điều 17: Khi đi qua các công trình ngầm phải biết chắc nó không phá hủy công trình bởi chính trọng tải của nó.
Điều 18: Khi ngừng công việc phải đặt cần dọc theo trục máy xúc và đặt gầu xúc lên nền đất. Chỉ dược làm vệ sinh máy khi động cơ đã ngừng hoàn toàn chuyển động và máy đã ở thế ổn định.
           Điều 19: Kết thúc ngày làm việc phải ghi nhận xét tình trạng máy vào sổ giao nhận ca và bàn giao cho ca sau với sự ký nhận của cả hai bên

1 nhận xét:

  1. Xin cho hỏi an toàn khi vận hành máy xúc đào bánh lốp được quy định ở đâu ạ?

    Trả lờiXóa