Kỹ thuật an toàn lao động: Nội dung KHKT BHLĐ

5 tháng 5, 2011

Nội dung KHKT BHLĐ

Nội dung KHKT BHLĐ chiếm một vị trí rất quan trọng, là phần cốt lõi để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, cải thiện ĐKLĐ.
KHKT BHLĐ là lĩnh vực khoa học rất tổng hợp và liên ngành, được hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp và sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau, từ khoa học tự nhiên (như toán, vật lý, hóa học, sinh học...) đến KHKT chuyên ngành (như y học, các ngành kỹ thuật chuyên môn...) và còn liên quan đến các ngành kinh tế, xã hội, tâm lý học...
Những nội dung nghiên cứu chính của KHKT BHLĐ bao gồm những vấn đề: 
1. Khoa học VSLĐ
Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến ĐKLĐ, và do đó ảnh hưởng đến con người, dụng cụ, máy móc thiết bị, ảnh hưởng này còn có khả năng lan truyền trong một phạm vi nhất định. Sự chịu đựng quá tải (điều kiện dẫn đến nguyên nhân gây bệnh) dẫn đến khả năng sinh ra BNN. Để phòng BNN cũng như tạo ra điều kiện tối ưu cho sức khỏe và tình trạng lành mạnh cho NLĐ chính là mục đích của VSLĐ (bảo vệ sức khỏe).
Các yếu tố tác động xấu đến hệ thống lao động cần được phát hiện và tối ưu hóa. Mục đích này không chỉ nhằm đảm bảo về SK-ATLĐ mà đồng thời tạo nên những cơ sở cho việc làm giảm sự căng thẳng trong lao động, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, điều chỉnh những hoạt động của con người một cách thích hợp.
Với ý nghĩa đó thì điều kiện MTLĐ là điều kiện xung quanh của hệ thống lao động cũng như là thành phần của hệ thống. Thuộc thành phần của hệ thống là những điều kiện về không gian, tổ chức, trao đổi cũng như xã hội.
1.1. Đối tượng và mục đích đánh giá
Các yếu tố của MTLĐ được đặc trưng bởi các điều kiện xung quanh về vật lý, hóa học, vi sinh vật (như các tia bức xạ, rung động, bụi...).
Mục đích chủ yếu của việc đánh giá các điều kiện xung quanh là:
- Đảm bảo SK-ATLĐ.
- Tránh căng thẳng trong lao động, tạo khả năng hoàn thành công việc.
- Đảm bảo chức năng các trang thiết bị hoạt động tốt.
- Tạo hứng thú trong lao động.
Cơ sở của việc đánh giá các yếu tố MTLĐ (hình 1) là:
- Khả năng lan truyền của các yếu tố MTLĐ từ nguồn.
- Sự lan truyền của các yếu tố này thông qua con người ở vị trí lao động.
1.2. Tác động chủ yếu của các yếu tố MTLĐ đến con người
Các yếu tố tác động chủ yếu là các yếu tố MTLĐ về vật lý, hóa học, sinh học và chỉ xét về mặt gây ảnh hưởng đến con người.
Tình trạng sinh lý của cơ thể cũng chịu tác động và phải được điều chỉnh thích hợp, xét cả hai mặt tâm lý và sinh lý.
Tác động của năng suất lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp về mặt tâm lý đối với NLĐ. Tất nhiên năng suất lao động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (chẳng hạn về nghề nghiệp, gia đình, xã hội...). Vì vậy khi nói đến các yếu tố ảnh hưởng của MTLĐ, phải xét cả các yếu tố tiêu cực như tổn thương, gây nhiễu... và các yếu tố tích cực như yếu tố sử dụng (bảng 1).
Một điều cần chú ý là sự nhận biết mức độ tác động của các yếu tố khác nhau đối với NLĐ để có các biện pháp xử lý thích hợp. 
1.3. Đo và đánh giá VSLĐ
Đầu tiên là phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến MTLĐ về mặt số lượng và chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu, từ đó tiến hành đo, đánh giá. Mỗi yếu tố ảnh hưởng đến MTLĐ đều được đặc trưng bằng những đại lượng nhất định và người ta có thể xác định nó bằng cách đo trực tiếp hay gián tiếp thông qua tính toán.

Bảng 1. Các yếu tố của MTLĐ
Các yếu tố MTLĐ
Yếu tố nhiễu
Yếu tố tổn thương
Yếu tố sử dụng
Tiếng ồn
Phụ thuộc nhiều vào sự hoạt động của lao động (ví dụ: tập trung hay  sự nhận biết tín  hiệu âm thanh)
Vượt quá giới hạn cho phép.
Phụ thuộc thời gian tác     động tổn thương thính giác
Âm thanh dùng làm tín hiệu.
Âm nhạc tác động tốt cho tinh thần
Rung động
Ví dụ: những hành động chính xác
Vượt quá giới hạn cho phép.  Phụ thuộc vào thời gian tác động, tổn thương sinh học, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
Ứng dụng trong y học
Chiếu sáng
- Cường độ sáng
Khi không đủ sáng (cường độ thấp)
Giảm thị lực khi cường độ thấp
Dùng làm tín hiệu cảm nhận. Tăng cường khả năng sinh học.
- Mật  độ chiếu sáng
Mật độ chiếu sáng cao làm hoa mắt. Mật đọ chiếu sáng thay đổi ảnh
Mật độ chiếu sáng cao vượt quá khả năng thích nghi của mắt. hưởng đến phạm   vi nhìn thấy
Dùng làm tín hiệu cảm nhận (nhận biết sự tương phản, hình dạng...)
Khí hậu:
- Nhiệt độ không khí
- Các bức xạ
- Độ ẩm
- Tốc độ gió
Phạm vi cảm nhận dễ chịu về thời tiết của con người.
Thời tiết đơn điệu
Thời tiết vượt quá giới hạn cho phép lám con người không chịu đựng nổi.
Điều kiện thời tiết dễ chịu
Độ sạch của không khí
Ví dụ: Bụi và mùi vị ảnh hưởng đến con người
Nhiếm độc tố đến mức không cho phép

Trường điện từ
Không  có  cảm  nhận chuyển đổi
Tác động nhiệt khi vượt quá giới hạn cho phép
Ứng  dụng trong  lĩnh vực y học
1.4. Cơ sở về các hình thức VSLĐ
Các hình thức của các yếu tố ảnh hưởng của MTLĐ là những điều kiện ở chỗ làm việc (trong nhà máy hay văn phòng...), trạng thái lao động (làm việc ca ngày/đêm...), yêu cầu của nhiệm vụ được giao (lắp ráp, sửa chữa, gia công cơ hay thiết kế, lập chương trình...) và các phương tiện lao động, vật liệu.
Phương thức hành động cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Xác định đúng các biện pháp về thiết kế công nghệ, tổ chức và chống lại sự lan truyền các yếu tố ảnh hưởng của MTLĐ (biện pháp ưu tiên).
- Biện pháp chống sự xâm nhập ảnh hưởng xấu của MTLĐ đến chỗ làm việc, chống lan tỏa (biện pháp thứ hai).
- Biện pháp tối ưu làm giảm sự căng thẳng trong lao động (thông qua tác động đối kháng).
- Hình thức lao động cũng như tổ chức lao động.
- Các biện pháp cá nhân (bảo vệ đường hô hấp, tai...). 
2. Cơ sở KTAT
2.1. Các định nghĩa về lý thuyết trong AT
- An toàn: Là xác suất cho những sự kiện được định nghĩa (sản phẩm, phương pháp, phương tiện lao động...) trong một khoảng thời gian nhất định không xuất hiện những tổn thương đối với người, môi trường và phương tiện.
Theo TCVN 3153-79 định nghĩa KTAT như sau:
KTAT là hệ thống các biện pháp, phương tiện, tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất đối với NLĐ.
- Sự nguy hiểm: Là trạng thái hay tình huống có thể xảy ra tổn thương thông qua các yếu tố gây hại hay yếu tố chịu đựng.
- Sự gây hại: Khả năng tổn thương đến sức khỏe của người hay xuất hiện bởi những tổn thương môi trường đặc biệt và sự kiện đặc biệt
- Rủi ro: Là sự phối hợp của xác suất và mức độ tổn thương (ví dụ tổn thương sức khỏe) trong một tình huống gây hại. 
2.2. Đánh giá sự gây hại, an toàn và rủi ro
Sự gây hại sinh ra do tác động qua lại giữa con người và các phần tử khác của hệ thống lao động được gọi là hệ thống Người - Máy - Môi trường.
Có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau:
- Phân tích tác động: Là phương pháp mô tả và đánh giá những sự cố không mong muốn xảy ra. Ví dụ TNLĐ, tai nạn trên đường đi làm, BNN, hỏng hóc, nổ v.v...
Những tiêu chuẩn đặc trưng cho TNLĐ là:
+ Sự cố gây tổn thương và tác động từ bên ngoài.
+ Sự cố đột ngột.
+ Sự cố không bình thường.
+ Hoạt động an toàn
Sự liên quan giữa sự cố xảy ra tai nạn và nguyên nhân của nó cũng như sự phát hiện điểm chủ yếu của tai nạn dựa vào đặc điểm sau:
+ Quá trình diễn biến của tai nạn một cách chính xác cũng như địa điểm xảy ra tai nạn.
+ Loại tai nạn liên quan đến yếu tố gây tác hại và yếu tố chịu tải.
+ Mức độ an toàn và tuổi bền của các phương tiện lao động, các phương tiện vận hành.
+ Tuổi, giới tính, năng lực và nhiệm vụ được giao của NLĐ bị tai nạn.
+ Loại chấn thương.
- Phân tích tình trạng: Là phương pháp đánh giá chung tình trạng an toàn và KTAT của hệ thống lao động. ở đây cần quan tâm là khả năng xuất hiện những tổn thương. Phân tích chính xác những khả năng dự phòng trên cơ sở những ĐKLĐ và những giả thiết khác nhau. 
3. Khoa học về các phương tiện bảo vệ NLĐ
Ngành khoa học này có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ tập thể hay cá nhân NLĐ để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại những ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại, khi các biện pháp về mặt KTAT không thể loại trừ được chúng. Để có được những phương tiện bảo vệ hiệu quả, có chất lượng và thẩm mỹ cao, người ta sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học từ khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học...), khoa học về vật liệu, mỹ thuật công nghiệp... đến các ngành sinh lý học, nhân chủng học...
Ngày nay các PTBVCN như mặt nạ phòng độc, kính màu chống bức xạ, quần áo chống nóng, quần áo kháng áp, các loại bao tay, giày, ủng cách điện... là những phương tiện thiết yếu trong lao động. 
4. Khoa học với AT, sức khỏe lao động
Khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa các phương tiện kỹ thuật và MTLĐ với khả năng của con người về giải phẩu, tâm lý, sinh lý nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, đồng thời bảo vệ sức khỏe, an toàn cho con người. 
4.1. Sự tác động giữa người - máy - môi trường
Tập trung vào sự thích ứng của máy móc, công cụ với người điều khiển nhờ vào việc thiết kế, tập trung vào sự thích nghi giữa NLĐ với máy móc nhờ sự tuyển chọn và huấn luyện, tập trung vào việc tối ưu hóa môi trường xung quanh thích hợp với con người và sự thích nghi của con người với điều kiện môi trường.
Khả năng sinh học của con người thường chỉ điều chỉnh được trong một phạm vi giới hạn nào đó, vì vậy thiết bị thích hợp cho một nghề thì trước hết phải thích hợp với người sử dụng nó và vì vậy khi thiết kế các trang thiết bị người ta phải chú ý đến tính năng sử dụng phù hợp với với người điều khiển nó.
Môi trường tại chỗ làm việc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau nhưng cần phải bảo đảm sự thuận tiện cho NLĐ khi làm việc nhất là các yếu tố về ánh sáng, tiếng ồn, rung động, độ thông thoáng... Ngoài ra các yếu tố về tâm lý, xã hội, thời gian và tổ chức lao động đều ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần cuỉa NLĐ. 
4.2. Nhân trắc học với chỗ làm việc
NLĐ phải làm việc trong tư thế gò bó, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, thường bị đau lưng, đau cổ và căng thẳng cơ bắp. Hiện tượng bị chói lóa do chiếu sáng không tốt làm giảm hiệu quả công việc, gây mệt mỏi thị giác và thần kinh, tạo nên tâm lý khó chịu.
Sự khác biệt về chủng tộc và nhân chủng học cần được chu ý, khi nhập khẩu hay chuyển giao công nghệ của nước ngoài có sự khác biệt về cấu trúc văn hóa, xã hội, có thể dẫn đến hậu quả xấu. Chẳng hạn người Châu Á nhỏ bé phải làm việc với máy móc, phương tiện được thiết kế cho người Châu Âu to lớn...
Nhân trắc học nghiên cứu những tương quan giữa NLĐ và các phương tiện lao động với yêu cầu đảm bảo sự thuận tiện nhất cho NLĐ khi làm việc để có thể đạt được năng suất lao động cao nhất và đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho NLĐ
          - Những nguyên tắc trong thiết kế hệ thống lao động:
Các đặc tính thiết kế các phương tiện kỹ thuật hoạt động cần phải tương ứng với khả năng con người dựa trên nguyên tắc sau:
+ Cơ sở nhân trắc học, cơ sinh, tâm sinh lý và những đặc tính khác của NLĐ.
+ Cơ sở về VSLĐ, về ATLĐ.
+ Các yêu cầu về thẩm mỹ kỹ thuật.
- Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động:
+  Thích ứng với kích thước người điều khiển
+  Phù hợp với tư thế của cơ thể con người, lực cơ bắp và chuyển động
+  Có các tín hiệu, cơ cấu điều khiển, thông tin phản hồi.
- Thiết kế MTLĐ:
MTLĐ cần phải được thiết kế và bảo đảm tránh được tác động có hại của các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và đạt điều kiện tối ưu cho hoạt động chức năng của con người.
- Thiết kế quá trình lao động:
Thiết kế quá trình lao động nhằm bảo vệ sức khỏe an toàn cho NLĐ, tạo cho họ cảm giác dễ chịu, thoải mái và dể dàng thực hiện mục tiêu lao động. Cần phải loại trừ sự quá tải, gây nên bởi tính chất công việc vượt quá giới hạn trên hoặc dưới của chức năng hoạt động tâm lý của NLĐ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét