Kỹ thuật an toàn lao động: Thực trang công tác BHLĐ ở VN hiện nay

5 tháng 5, 2011

Thực trang công tác BHLĐ ở VN hiện nay

Ở nước ta, trước cách mạng tháng Tám, trong thời kỳ kháng chiến ở vùng tạm chiến của Pháp và ở miền Nam dưới chế độ thực dân mới của Mỹ tình cảnh NLĐ rất điêu đứng, TNLĐ xảy ra rất nghiêm trọng.
Công tác BHLĐ được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngay trong thời kỳ bí mật, Đảng đã kêu gọi công nhân đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ, phản đối việc bắt phụ nữ và thiếu nhi làm việc quá sức, đòi cải thiện điều kiện làm việc. Tháng 8/1947, sắc lệnh số 29/SL được ban hành trong lúc cuộc trường kỳ kháng chiến bước vào giai đoạn gay go. Đây là sắc lệnh đầu tiên về lao động của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó có nhiều khoản về BHLĐ. Điều 133 của Sắc lệnh quy định “Các xí nghiệp phải có đủ phương tiện để bảo an và giữ gìn sức khỏe cho công nhân...”
Điều 140 quy định: Những nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí và có ánh sáng mặt trời. Những nơi làm việc phải cách hẳn nhà tiêu, những cống rãnh để tránh mùi hôi thối, đảm bảo vệ sinh môi trường làm việc. Ngày 22/5/1950, Nhà nước đã ban hành sắc lệnh số 77/SL quy định thời gian làm việc, nghỉ ngơi và tiền lương làm thêm giờ cho công nhân.
Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, toàn dân ta bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, số lượng công nhân ít ỏi, tiến thẳng lên một nước Xã hội chủ nghĩa có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, việc đào tạo một đội ngũ công nhân đông đảo là một nhiệm vụ cấp bách. Trong tình hình đó, công tác BHLĐ lại trở nên cực kỳ quan trọng.
Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (Đại hội III) đã vạch rõ: Phải hết sức quan tâm đến việc đảm bảo ATLĐ, cải thiện ĐKLĐ, chăm lo sức khỏe của công nhân. Tích cực thực hiện mọi biện pháp cần thiết để BHLĐ cho công nhân.
Chỉ thị 132/CT ngày 13/3/1959 của Ban Bí thư Trung ương Đảng có đoạn viết: “Công tác bảo vệ lao động phục vụ trực tiếp cho sản xuất và không thể tách rời sản xuất. Bảo vệ tốt sức lao động của người sản xuất là một yếu tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất phát triển, xem nhẹ bảo đảm ATLĐ là biểu hiện thiếu quan điểm quần chúng trong sản xuất”.
Trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ta vẫn triển khai công tác nghiên cứu khoa học về BHLĐ. Bộ phận nghiên cứu VSLĐ và BNN của Viện vệ sinh dịch tễ được thành lập từ năm 1961 và đến nay đã hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu, phục vụ công nghiệp có giá trị. Năm 1971, Viện nghiên cứu KHKT BHLĐ trực thuộc Tổng Công đoàn Việt Nam đã được thành lập và đang hoạt động có hiệu quả. Môn BHLĐ đã được các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp và các Trường dạy nghề đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa.
Ngày nay, công tác bảo hộ đã được nâng lên một tầm cao mới. Hàng tuần công nhân chỉ phải làm việc 5 ngày, các công xưởng, xí nghiệp phải được kiểm tra công tác bảo an định kỳ và chặt chẽ. TLĐLĐVN có các phân viện BHLĐ đóng ở các miền để kiểm tra và đôn đốc việc thực hiên công tác BHLĐ.
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn về công tác BHLĐ. Các ngành chức năng của nhà nước (LĐTBXH, Y tế, TLĐLĐVN...) đã có nhiều cố gắng trong công tác BHLĐ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét