Kỹ thuật an toàn lao động: Câu hỏi và đáp án thi AT-VSV - Nội dung KTAT-VSLĐ-PCCN

28 tháng 6, 2011

Câu hỏi và đáp án thi AT-VSV - Nội dung KTAT-VSLĐ-PCCN

Câu 1: Anh (chị) nêu vùng nguy hiểm là gì? Tính chất của vùng nguy hiểm
Trả lời:
- Vùng nguy hiểm là khoảng không gian xác định trong đó tồn tại các yếu tố nguy hiểm, có hại có khả năng gây chấn thương trong sản xuất dưới dạng TNLĐ
- Vùng nguy hiểm có 3 tính chất:
+ Cố định theo không gian, thời gian
+ Thay đổi theo không gian, thời gian
+Yếu tố nguy hiểm có thể xuất hiện thường xuyên, chu kỳ hoặc bất ngờ
* Thí dụ:
- Vùng giữa khuôn và đầu búa máy, máy đột dập …..
- Vùng giữa các trục cán, giữa vành tiếp xúc của các cặp bánh răng ….
- Khoảng không gian xung quanh đường dây dẫn điện dưới can của các can trục
* Yêu cầu an toàn khi xác định được vùng nguy hiểm:
- Khoanh vùng được phạm vi vùng nguy hiểm
- Có các biện pháp bao che, che chắn an toàn
- Xây dựng nội quy an toàn khi làm việc trong vùng nguy hiểm
Câu 2: Anh (chị) nêu để phòng ngừa chấn thương trong lao động sản xuất can phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật gì?
Trả lời:
 Các biện pháp kỹ thuật
- Sử dụng máy, thiệt bị, công nghệ an toàn thay các máy – thiết bị, công nghệ không an toàn
- Sử dụng che chắn an toàn: bao che, rào chắn
- Sử dụng cơ cấu, thiết bị an toàn, thiết bị phòng ngừa: van an toàn của nồi hơi, thiết bị áp lực, aptomat, cầu chì …
- Khoảng cách an toàn: không vi phạm khoảng cách an toàn đã quy định, không vi phạm hành lang an toàn điện cao thế ….
- Tín hiệu, dấu hiệu phòng ngừa: tín hiệu âm thanh, màu sắc, ánh sáng; các dấu hiệu, biển báo an toàn …
- Cơ giới hóa, tự động hóa để NLĐ làm việc ngoài vùng nguy hiểm
- Sử dụng PTBVCN, dụng cụ an toàn
Câu 3: Anh (chị) nêu các nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn điện trong sản xuất? Liên hệ thực tế
Trả lời: 
* Các nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn điện:
- Cách điện hư hoặc không đảm bảo
- Việc che chắn, bao che các bộ phận mang điện không thực hiện đúng quy định, không đạt yêu cầu. Thí dụ: thiếu nắp cầu dao …
- Vi phạm khỏang cách hành lang an toàn điện
- Không áp dụng các biện pháp an toàn điện (nối đất, nối không thiết bị điện …) hoặc có nhưng không đạt yêu cầu (điện trở nối đất, điện trở nối không quá lớn)
- Vi phạm nội quy, quy trình an toàn điện khi sử dụng, sữa chữa thiệt bị điện, hệ thống điện
- Thiếu hiểu biệt những biện pháp bảo đảm an toàn điện
- Không sử dụng PTBVCN
* Liên hệ thực tế
Câu 4: Thiết bị phòng ngừa là gì? Phân loại thiết bị phòng ngừa theo tính năng tác dụng? Liên hệ thực tế
Trả lời:
- Thiết bị phòng ngừa là thiết bị kỷ thuật an toàn để phòng ngừa sự cố hoặc tự động ngưng hoạt động của máy, thiết bỉ sản xuất khi có 1 thông số nào đó vượt giá trị giới hạn cho phép nhằm ngăn ngừa sự cố thiết bị và tránh cho NLĐ không bị tai nạn
- Phân loại thiết bị phòng ngừa:
+ Phòng ngừa quá tải thiết bị áp lực như van an toàn
+ Phòng ngừa sự cố cần trục, cầu trục: khống chế độ cao, nâng tải, góc nghiêng cần …
+ Phòng ngừa cháy nổ: bình dập lửa tạt lại cho bình sinh khí axêtylen …
Liên hệ thực tế
Câu 5: Anh (chị) cho biết tại sao phải nối đất, nối không bảo vệ đối với thiết bị điện? Phạm vi áp dụng?
Trả lời:
- Nối đất bảo vệ thiết bị điện là nối các bộ phận kim loại của thiết bị bình thường không mang điện với điện cực nối đất để giảm điện áp chạm nhằm giảm điện qua người khi trên vỏ kim loại hoặc vùng lân cận thiết bị điện xuất hiện điện áp nguy hiểm
- Nối không bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị (bình thường không có điện) với dây trung tính nối đất của lưới điện. Nối không bảo vệ áp dụng trong mạng bap ha bốn dây và có tác dụng khi có dòng điện chạm vỏ thiết bị sẽ tạo ra dòng điện ngắn mạch 1 pha làm đứt cầu chì hoặc công tắc tự ngắt (áptomát)với thời gian ngắn mạch nhỏ nhất
- Phạm vi áp dụng: dùng với mạng điện 3 pha có trung tính cách ly hoặc đối với nguồn điện nhỏ lưu thông riêng lẻ hoặc nơi đòi hỏi độ an toàn cao như nơi làm việc ẩm ướt vì đây là biện pháp bảo vệ tăng cường
Câu 6: Tín hiệu an toàn là gì? Phân loại và cho thí dụ? Dấu hiệu an toàn là gì?
Trả lời:
Tín hiệu an toàn là phương tiện báo trước cho NLĐ biết trước mối nguy hiểm và hướng dẫn biện pháp thực hiện để tránh bị ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm
Phân loại:
* Tín hiệu ánh sáng: dùng cho các phương tiện di động như xe; phương tiện vận chuyển như: cầu trục. Màu sắc của tín hiệu ánh sáng:
- Màu đỏ: màu báo hiệu cấm, nguy hiểm, dừng lại
- Màu vàng: màu báo hiệu chuẩn bị cấm, đề phòng
- Màu xanh: màu báo an toàn cho phép
* Tín hiệu màu sắc: được sử dụng để phân biệt công dụng các chi tiết, bộ phận trong hệ thống điều khiển. Thí dụ: các nut bấm, các loại đường ống công nghệ như dùng cho hơi nước, nước nóng, hóa chất …; các loại chai chứa như chai oxy, axetylen, các dây dẫn trong hệ thống điện
* Tín hiệu âm thanh: dùng để báo hiệu cho mọi người biết các mối nguy hiểm cũng như tình trạng hoạt động của máy, như mở máy, sự cố, tín hiệu còi, đèn …
Dấu hiệu an toàn: là dấu hiệu giúp nhận biết trước các mối nguy hiểm, cũng như cho biết cách thực hiện để đảm bảo an toàn tránh sự cố
- Dấu hiệu dưới dạng biển báo bằng hình ảnh, lời hướng dẫn ghi trên bảng, trên võ máy, trên bao bì
- Dấu hiệu an toàn gồm: dấu hiệu cấm, mệnh lệnh, chỉ dẫn, khuyến cáo.
Câu 7: Anh (chị) nêu sự nguy hiểm của điện chạm mát và các biện pháp an toàn điện?
Trả lời:
Sự nguy hiểm của điện chạm mát:
- Khi thiết bị điện hư cách điện hoặc vì lý do nào đó điện chạm ra vỏ kim lạoi  của thiết bị sẽ gây ra hiện tượng điện chạm mát, sự cố điện chạm mát nguy hiểm gây tai nạn chết người rất cao là do:
+  NLĐ không biết điện chạm mát là từ lúc nào, chạm mát ở đâu.
- NLĐ chủ quan do bình thường phần vỏ thiết bị không mang điện.
- Sự cố điện chạm mát xảy ra trong trường hợp thiết bị không có cơ cấu bảo vệ chống rò điện.
Các biện pháp đảm bảo an toàn điện :
- Thực hiện nối đất hoặc nối không các thiết bị điện.
- Định kỳ đo điện trở cách điện các thiết bị điện di động.
- Sử dụng cầu dao chống rò (ELCB), dây điện hai lớp vỏ bọc, sử dụng biển báo an toàn.
- Huấn luyện và cấp thẻ an toàn cho lao động vận hành thiết bị điện.
Câu 8: Anh (chị) nêu nguyên tắc làm việc trên cao?
Trả lời:
- Khi làm việc trên cao phải bảo đảm sức khỏe – từ 18 tuổi trở lên, phải sử dụng đầy đủ PTBVCN như: giày, nón, dây an toàn
- Khi làm việc trên mái tole fibrocement hoặc có tole nhựa phải sử dụng ván lout hoặc thang để di chuyển
- Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên, nếu dưới nơi làm việc có nhiều chướng ngại vật phải có lưới bảo vệ hoặc làm sàn thao tác có lang can. Nếu làm việc độ cao trên 6m phải làm 2 sàn công tác: 1 sàn làm việc và 1 sàn bảo vệ bên dưới
- Trên mặt bằng có giếng, ham hố, trên sàn tầng công trình có lổ trống phải được đậy kín rào chắc chắn
Chú ý:
- Không bố trí người làm việc dưới 18 tuổi và phụ nữ có thai làm việc trên cao
- Không được đùa giỡn, uống rượu bia trước và trong khi làm việc
- Không đứng trên các kết cấu công trình chưa chắc chắn
Câu 9: Anh (chị) nêu: yếu tố nguy hiểm, độc hại trong sản xuất là gì? Phân loại yếu tố nguy hiểm, độc hại và tác hại của chúng?
Trả lời:
Yếu tố nguy hiểm, độc hại là những yếu tố xuất hiện trong quá trình lao động, sản xuất, có ảnh hưởng xấu và nguy hiểm đến sức khỏe NLĐ, có nguy cơ gây chấn thương dưới dạng TNLĐ và BNN
Phân loại yếu tố nguy hiểm, độc hại: có 4 nhóm
- Yếu tố vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ, gió, bụi, ồn, ánh sáng, bức xạ nhiệt
- Yếu tố hóa học như: hơi khí độc, bụi độc, các loại hóa chất nguy hiểm
- Yếu tố vi sinh vật có hại như: côn trùng, rắn, vi sinh vật …
- Các yếu tố bất lợi khác như: tư thế lao động gò bó, tổ chức lao động không hợp lý, những yếu tố gây tâm lý căng thẳng
Tác hại:
Khi các yếu tố này vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép sẽ gây ra:
- NLĐ mệt mỏi suy giảm sức khỏe
- Giảm năng suất lao động
- Gây chấn thương trong sản xuất dưới dạng TNLĐ hoặc BNN
Câu 10: Anh (chị) nêu các giải pháp để hạn chế, ngăn ngừa tác hại của các yêu tố nguy hiểm, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ?
Trả lời:
Có 3 giải pháp:
Giải pháp tổ chức lao động:
- Nơi làm việc hợp lý: không gian làm việc thông thoáng, tư thế lao động thoải mái, thuận tiện
- Máy, thiết bị sắp xếp đúng nguyên tắc an toàn khác
- Mặt bằng sản xuất, đường đi lại, vận chuyển an toàn tránh gồ ghề, các đường vận chuyển chính trong xí nghiệp không được cắt nhau
- Thành phẩm, bán thành phẩm bảo quản đúng nguyên tắc an toàn, thí dụ: không sắp xếp các chi tiết thành chồng quá cao, không để lẫn các hóa chất có thể phản ứng
- NLĐ phải sử dụng đầy đủ PTBVCN phù hợp
- NLĐ được huấn luyện BHLĐ đạt yêu cầu
- Máy – thiết bị theo nội quy an toàn
Giải pháp kỹ thuật:
- Sử dụng máy – thiết bị, công nghệ an toàn.
- Bao che, rào chắn vùng nguy hiểm
- Sử dụng thiết bị an tòan – thiết bị phòng ngừa như: van an tòan, aptomat
- Không vi phạm khỏang cách an toàn, không vi phạm hành lang an toàn điận cao thế
- Tín hiệu, dấu hiệu phòng ngừa: âm thanh, ánh sáng, màu sắc, biển báo an toàn
- Cơ giới hóa, tự động hóa để NLĐ làm việc ngoài vùng nguy hiểm
Giải pháp VSLĐ:
- Nơi làm việc được chiếu sáng đầy đủ, tiếng ồn, rung trong tiêu chuẩn cho phép, mặt bằng không trơn trượt
Câu 11: Anh (chị) nêu tác hại của môi trường lao động nóng tới cơ thể NLĐ? Biện pháp phòng ngừa? Liên hệ thực tế.
Trả lời:
Tác hại của môi trường lao động nóng:
Khi NLĐ làm việc trong môi trường nóng sẽ bị:
- Nhanh mệt, giảm năng suất lao động
- Bị say nóng, say nắng, co giật, đục nhãn mắt
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa
Biện pháp phòng ngừa:
- Cơ giới hóa, tự động hóa quá trình sản xuất
- Cải thiện môi trường lao động như: không gió, điều hòa không khí tại nơi làm việc
- Sử dụng đầy đủ PTBVCN
- Bố trí thời giờ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý
- Đo môi trường lao động
- Khám sức khỏe định kỳ
Liên hệ thực tế
Câu 12: Anh (chị) nêu con đường thâm nhập hóa chất độc hại vào cơ thể người, tác hại của chúng và biện pháp phòng ngừa?
Trả lời:
Sự xâm nhập của hóa chất độc hại, qua ba đường vào cơ thể con người:
- Đường hô hấp: các chất độc ở dạng hơi, khí, bụi hòa trong không khí vào phổi và hấp thu qua phổi
- Đường tiêu hóa: hấp thu chất độc vào đường ăn, uống
- Hấp thu qua da: xâm nhập qua các vết thương, bệnh ngoài da
Trong các đường trên sự xâm nhập qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất
Tác hại:
- Đối với răng, lợi, da, niêm mạc, đường sinh dục
- Bị các bệnh đường hô hấp: viêm họng, viêm phổi . . .
- Nhiễm độc than kinh
Biện pháp phòng ngừa:
- Thay các hóa chất độc bằng các hóa chất không độc hoặc ít độc
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật
- Quản lý môi trường lao động và sức khỏe NLĐ
- Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh cá nhân
- Sử dụng đầy đủ PTBVCN
Liên hệ thực tế
Câu 13: Anh (chị) nêu tác hại của bụi? Các biện pháp ngăn ngừa? Liên hệ thực tế?
Trả lời:
Tác hại của bụi:
Tùy theo tính chất độc và kích thước bụi có thể gây tổn thương khác nhau đối với cơ thể:
- Tác động toàn thân: gây nhiễm độc, làm giảm khả năng miễn dịch
- Tác động tới cơ quan hô hấp: bệnh bụi phổi, viêm phế quản mãn tính
- Gây tổn thương da, niêm mạc: lóet da, sạm da, lóet vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc
- Gây nhiễm khuẩn do bụi vi sinh vật, nấm mốc
- Gây dị ứng: viêm mũi dị ứng, viêm phế quản
- Gây ung thư và một số bệnh mãn tính
Biện pháp phòng ngừa:
- Hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để hạn chế sự tiếp xúa của NLĐ với bụi
- Lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi
- Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh cá nhân
- Không ăn uống, hút thuốc tại nơi làm việc
- Sử dụng đầy đủ PTBVCN
- Tổ chức tốt việc khám sức khỏe định kỳ
Liên hệ thực tế
Câu 14: Anh (chị) nêu tác hại của tiếng ồn? Các biện pháp phòng ngừa? Liên hệ thực tế.
Trả lời:
Tiếng ồn gây những tác hại sau đây:
+ Làm giảm sự tập trung, chú ý khi làm việc
+ Cơ thể nhanh mệt, giảm năng suất lao động, dễ gây TNLĐ.
+ Gây đau đầu, chóng mặt, mệ tmỏi, mất ngủ, tâm lý không ổn định.
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính như: tim mạch, cao huyết áp, tiêu hóa.
+ Giảm thính lực (có khả năng hồi phục đến không hồi phục).
Biện pháp phòng ngừa:
+ Hiện đại hóa day chuyền sản xuật để hạn chế sự phát sinh tiếng ồn.
+ Hạn chế sự lan truyền của tiếng ồn bằng các biện pháp như tách biệt các công đọan sản xuất gây ôn bằng tường bao, tường cách âm.
+ Sử dụng PTBVCN: nut tai, chụp tai chống ồn.
+ Tổ chức tốt chế độ làm việc, nghỉ ngơi, giảm thời gian tiếp xúc với tiếng ồn.
+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện BNN.
Liên hệ thực tế
Câu 15: Anh (chị) nêu thế nào là BNN? Hiện nay có bao nhiêu BNN được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội? Kể tên 5 BNN? Biện pháp phòng ngừa?
Trả lời:
BNN là sự suy yếu dần sức khỏe, gây nên bệnh tật cho NLĐ do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất trên cơ thể NLĐ.
Hiện có 25 BNN được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội.
Kể tên BNN:
- Bệnh bụi phổi do Silic
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
- Bệnh loét da, loét vách mũi, viêm da, chậm tiếp xúc.
- Bệnh lao nghề nghiệp
- Bệnh sung chuyển nghề nghiệp
- Bệnh viêm gan do virút nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp
- Bệnh xạm da nghề nghiệp
- Biện pháp phòng ngừa:
+ Lọai bỏ các yếu tố nguy hiểm có hại trong môi trường lao động.
+ Sử dụng PTBVCN
+ Thực hiện tốt khám sức khỏa định kỳ, khám phát biện BNN
Liên hệ thực tế.
Câu 16: Anh (chị) nêu các nguyên nhân gây cháy trong sản xuất kinh doanh?
Trả lời:
Có 3 nguyên nhân gây cháy
Cháy do con người:
+ Sơ xuất gây cháy do thiếu hiểu biết về PCCC.
+ Cố ý vi phạm nội quy, quy định PCCC trong sản xuất kinh doanh như: dùng ngọn lửa trần ở nơi cấm lửa, vi phạm nội quy, quy trình vận hành máy – thiết bị công nghệ . . .trong khi làm việc. 
+ Để phi tang những hành vi tham ô, trộm cắp, để trả thù hoặc kẻ địch phá.
Cháy do thiên tai:
+ Sét đánh vào các công trình do không có hệ thống chống sét hoặc có nhưng không đảm bảo theo tiêu chuan.
Tự cháy:
+ Các chất cháy tiếp xúc với không khí và tự bốc cháy ở một nhiệt độ nhất định.
+ Các chất cháy phản ứng với nhau và tự bốc cháy không can nhiệt độ từ bên ngoài cung cấp.
+ Do quá trình tích nhiệt: Giẻ lau máy có dầu mỡ chất đóng lâu ngày bị oxy hóa tích nhiệt, một số dầu thảo mộc như dầu bồng, dầu gai . . . do quá trình oxy hóa làm tăng nhiệt độ đến nhiệt độ tự bốc cháy.
Câu 17: Anh (chị) nêu các biện pháp kỹ thuật chủ yếu để ngăn ngừa cháy trong sản xuất kinh doanh. Liên hệ thực tế.
Trả lời:
Có sáu biện pháp để ngăn ngừa cháy:
+ Thay thế khâu sản xuất nguy hiểm cháy bằng các khâu ít nguy hiểm cháy.
- Quản lý chặt chẽ các nguồn chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt và các thiết bị, các chất có khả năng sinh nhiệt, sinh lửa,…
- Cách ly các thiết bị công nghệ có nguy hiểm cháy ra xa những thiết bị khác, cách ly chất cháy với nguồn nhiệt.
- Hạn chế tới mức thấp nhất số lượng các chất cháy – thay thế chất cháy bằng các chất khó cháy; xử lý vật liệu bằng sơn và hóa chất chống cháy; bảo quản các chất cháy trong thùng, bình kín không để rò rỉ.
- Lắp đặt hệ thóng chống cháy lan từ nơi A sang nơi B, từ phòng A sang phòng B; từ nhà A sang nhà B; lắp đặt thiết bị chống cháy lan truyền trong đường ống dẫn xăng dầu, ống dẫn chất cháy.
- Trang bị hệ thống chữa cháy, báo cháy tự động
Liên hệ thực tế.

2 nhận xét:

  1. em rat cam on admin. Cac ky su co nhieu kien thuc, ho xong ra mat tran hang ngay hang gio de giam thieu tai nan

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết rất bổ ích ạ <3

    Trả lờiXóa