Kỹ thuật an toàn lao động: Câu hỏi và đáp án thi AT-VSV - Những kiến thức về BHLĐ

28 tháng 6, 2011

Câu hỏi và đáp án thi AT-VSV - Những kiến thức về BHLĐ

Câu 1: Nghĩa vụ và quyền của NLĐ về công tác BHLĐ, nêu cụ thể các nghĩa vụ vụ quyền ? Liên hệ việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền đó của NLĐ ở đơn vị anh (chị)?
Trả lời:
- Nghĩa vụ và Quyền của NLĐ về công tác BHLĐ được quy định trong Điều 15 và điều 16, Chương 4, Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 20/01/1995. NLĐ có 3 nghĩa vụ, 3 quyền:
- 3 nghĩa vụ:
+ Chấp hành các quy 1 định, nội quy ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao;
+ Phải sử dụng và bảo quản các PTBVCN đã được trang cấp, các thiết bị AT, VSLĐ khi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường;
+ Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây ra TNLĐ và BNN, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ khi có lệnh của của NSDLĐ
- 3 quyền:
+ Yêu cầu NSDLĐ bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện ĐKLĐ, trang cấp đầy đủ PTBVCN, huấn luyện, thực hiện các biện pháp ATLĐ, VSLĐ
+ Từ chối làm công việc hoặc từ bỏ nơi làm việc khi thấy có nguy cơ xảy ra TNLĐ, đe doạ nghiêm trọng tính mạng sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, hoặc từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục .
+ Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi NSDLĐ vi phạm các quy định cảu nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về ATLĐ, VSLĐ trong hợp đồng lao động , thoả ước lao động tập thể.
- Liên hệ:
+ Việc thực hiện các nghĩa vụ
+ Kết quả đạt được trong công tác AT –VSLĐ.
Câu 2: Điều kiện để NLĐ được trang bị PTBVCN?
Trả lời:
Điều kiện được trang bị PTBVCN được quy định trong Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH ngày 28/15/1998 khi làm việc chỉ tiếp xúc với 1 trong 4 yếu tố nguy hiểm sau:
+ Tiếp xúc với yếu tố vật lí xấu: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, áp suất, tiếng ồn, ánh sáng quá chói, tia phóng xạ, điện áp cao, điện từ trường …
+ Tiếp xúc với hoá chất độc như: Hơi khí độc, bụi độc các sản phẩm cơ khí, thuỷ ngân, mang gan, ba zơ, axít, xăng, dầu, mỡ hoặc các hoá chất khác;
+ Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường VSLĐ xấu như:
Ø     Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh
Ø     Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối
Ø     Các yếu tố sinh học độc hại khác.
+ Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động hoặc làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra TNLĐ như: làm việc trên cao, làm việc trong hầm lò, làm việc trên dòng nước….
NSDLĐ căn cứ vào yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại đơn vị mình, tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở thì quyết định thời hạn sử dụng cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của PTBVCN.
Câu 3: Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại? Trình bày điều kiện và mức bồi dưỡng bằng hiện vật? – Liên hệ việc thực hiện ở đơn vị.
Trả lời:
Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được nêu trong Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-Bộ Y tế,ngày 17/3/1999 và sửa đổi ngày 12/092006 trong Thông tư liên tịch số 10
a/- Điều kiện để được bồi dưỡng bằng hiện vật: NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại như sau:
- Môi trường lao động có 1 trong các yếu  tố nguy hiểm độc hại sau đây không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo qui định của Bộ y tế
+ Nhóm các yếu tố vật lý: vi khí hậu, ồn, rung, ánh sáng, áp suất, bức xạ ion,laser…
+ Nhóm các yếu  tố hoá học: Hơi độc, khí độc, bụi độc, hoá chất độc
- Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các vi sinh vật, gây bệnh cho người.
b/- Có 4 mức bồi dưỡng:
-     Mức 1 có giá trị = 4.000 đồng
-     Mức 2 có giá trị = 6.000 đồng
-     Mức 3 có giá trị = 8.000 đồng
-     Mức 4 có giá trị = 10.000 đồng
Câu 5: Anh (chị) nêu nội dung cơ bản về ATLĐ, VSLĐ mà NSDLĐ phải biết khi hoạt động?
Trả lời:
Theo thông tư 37 ngày 29/12/2005 của BLĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện ATLĐ-VSLĐ quy định những nội dung cơ bản mà NSDLĐ phải biết về ATLĐ-VSLĐ:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATLĐ-VSLĐ hệ thống quy phạm - quy chuẩn -  tiêu chuẩn kỹ thuật ATLĐ-VSLĐ.
- Quy định pháp luật về chính sách - chế độ BHLĐ
- Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ, NLĐ trong công tác ATLĐ-VSLĐ
- Quy định của cơ quan quản lý nhà nước về ATLĐ-VSLĐ khi xây dựng mới, cải tạo công trình - cơ sở sản xuất - kiểm định các máy móc thiết bị có yếu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất - những biện pháp cải thiện điều kiện làm việc
- Tổ chức quản lý các và thực hiện các quy định về ATLĐ-VSLĐ
- Nội dung hoạt động công đoàn cơ sở về ATLĐ-VSLĐ
- Quy định xử phạt hành chính những hành vi vi phạm pháp luật về ATLĐ-VSLĐ
Câu 6: Anh (chị) nêu nội dung kiểm tra BHLĐ được quy định trong thông tư liên tịch số 14 ngày 31/10/1998 của liên Bộ Lao động Thương binh Xã hội ; Bộ y tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam . Liên hệ ở đơn vị
Trả lời:
Nội dung kiểm tra BHLĐ
- Thực hiện những quy định về BHLĐ: khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện BNN, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, thời giờ làm việc-nghỉ ngơi; khai báo, điều tra, thống kê TNLĐ
- Nội quy, quy  trình, phương án an toàn, sổ ghi kiến nghị các biên bản kiểm tra
- Thực hiện quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn, biện pháp an toàn
- Tình trạng an toàn các máy- thiết bị-nhà xưởng- kho như: Che chắn những vị trí nguy  hiểm, cơ cấu an toàn, chiếu sáng, chống nóng, hút bụi, thông gió…
- Sử dụng, bảo quản PTBVCN – phương tiện cấp cứu
- Thực hiện những nội dung kế hoạch BHLĐ
- Thực hiện kiến nghị các đoàn kiểm tra, thanh tra
- Quản lý máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ
- Kiểm tra kiến thức của NLĐ về AT-VSLĐ xử lý sự cố và cấp cứu người bị nạn
- Tổ chức ăn giữa ca – ca đêm – bồi dưỡng bằng hiện vật
- Tự kiểm tra cấp dưới , giải quyết những tồn tại
- Hoạt động mạng lưới AT VSV – Phong trào quần chúng về BHLĐ
Câu 7: Anh (chị) nêu định nghĩa TNLĐ – Những trường hợp được coi là TNLĐ – Phân loại TNLĐ – Nêu 1 trường hợp TNLĐ nặng
Trả lời:
Thông tư liên tịch 14 ngày 8/03/2005 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ y tế và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định:
- TNLĐ : là tai nạn xảy ra do tác động các yếu tố nguy hiểm; độc hại trong lao động gây tổn thương bất kỳ bộ phận nào của cơ thể NLĐ hoặc chết trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ kể cả thời gian nghỉ giải lao, ăn bồi dưỡng hiện vật, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc
- Những trường hợp sau đây được coi là TNLĐ: tai nạn xảy ra với NLĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở với thời gian và địa điểm hợp lý (tuyến đường đi và về hàng ngày) - Tai nạn do những nguyên nhân khách quan: thiên tai, hoả hoạn những trường hợp rủi ro khác gắn liền việc thực hiện công việc lao động
- Phân loại TNLĐ:
+ TNLĐ chết người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi làm việc, chết trên đường cấp cứu, chết trong thời gain điều trị, chết trong do vết thương bị TNLĐ tái phát
+  TNLĐ nặng: Người bị tai nạn bị 1 trong những chấn thương (quy định Phụ lục của Thông tư)
+  TNLĐ nhẹ: Người bị TNLĐ không thuộc 2 loại TNLĐ nói trên
- Cho thí dụ 1 trường hợp bị TNLĐ nặng
Câu 8: Anh (chị) cho biết khi người bị TNLĐ hoặc BNN trường hợp nào được NSDLĐ bồi thương; mức độ bồi thường?
Trả lời:
Khoản 3 điều 107 Bộ luật lao động sửa đội bổ sung quy định: NSDLĐ có trách nhiệm bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ hoặc BNN nếu nguyên nhân gây ra TNLĐ không do lỗi của NLĐ theo kết luận cảu đoàn điều tra lao động
- Mức bồi thường:
+ Ít nhất = 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ chết do TNLĐ –BNN)
+ Ít nhất = 1.5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%. Nếu suy giảm khả năng lao động lao động từ trên 10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0.4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (Nếu có)
- Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường: là tiền lương theo hợp đồng lao động (Tính bình quân 6 tháng liền kề trước khi xảy ra TNLĐ hoặc trước khi xác định BNN)
Câu 9: Anh (chị) cho biết khi NLĐ bị TNLĐ trường hợp nào được NSDLĐ trợ cấp? Mức trợ cấp?
Trả lời:
Khi người lao  động bị TNLĐ nếu nguyên nhân gây ra TNLĐ do lỗi trực tiếp của NLĐ theo kết luận của đoàn điều tra TNLĐ hoặc NLĐ bị TNLĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở, hoặc bị tai nạn do nguyên nhân khách quan: thiên tai, hoả hoạn, hoặc không xác định được người gây ra tai nạn.
- Mức trợ cấp :
+ Ít nhất = 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (Nếu có) khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do TNLĐ.
+ Ít nhất = 0.6 tháng tiền lương và phụ cấp lương  (Nếu có) khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến 81% thì mức trợ cấp = 40% của mức bồi thường cùng tỷ lệ thương tật.
Câu 10: Anh (chị) nêu nội dung hoạt động công đoàn cơ sở trong nghị quyết 5b ngày 8/7/2005 của Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Viêt Nam lần 5 (khóa 9) về đẩy mạnh công tác BHLĐ của tổ chức công đoàn trong tình hình mới.
Trả lời:
Nội dung hoạt động của công đoàn cơ sở gồm:
- BCH công đoàn cơ sở phân công cán bộ phụ trách công tác BHLĐ. Hàng năm tham gia với NSDLĐ kiện toàn bộ máy hoạt động BHLĐ, củng cố Hội Đồng BHLĐ xây dựng kế hoạch BHLĐ, thực hiện nội dung BHLĐ trong thỏa ước lao động tập thể, tham gia điều tra TNLĐ
- Tổ chức các hình thức tuyên truyền BHLĐ, xây dựng kế hoạch tự kiểm tra BHLĐ, tổ chức phong trào quần chúng về BHLĐ, phong trào sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc
- Phối hợp với NSDLĐ tổ chức tập huấn BHLĐ chỉ đạo mạng lưới an toàn – vệ sinh viên hoạt động tốt
- Tuyên truyền, vận động và tham gia với NSDLĐ thực hiện các quy định pháp luật BHLĐ, chế độ chính sách BHLĐ
- Phối hợp với NSDLĐ tổng kết công tác BHLĐ khen thưởng những tập thể cá nhân tiên tiến và báo cáo công tác BHLĐ đến công đoàn cấp trên.
Câu 11: Phong trào “xanh, sạch, đẹp. Bảo đảm an toàn – VSLĐ” được phát động ngày, tháng, năm nào? Phong trào có mấy mục tiêu? Nêu các mục tiêu?
Liên hệ ở đơn vị
Trả lời:
- Phong trào “xanh – sạch – đẹp. Bảo đảm ATVSLĐ” được phát động trong chỉ thị 05/TLĐ ngày 24/4/1996 của Đoàn chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam
- Phong trào có 3 mục tiêu:
  + Làm cho bộ mặt, cảnh quan cơ quan ngày càng xanh, sạch và đẹp, thông qua các hoạt động trồng cây, làm vườn hoa cây cảnh, giữ gìn, chăm sóc tốt để môi trường trong sạch, thoáng đãng, xanh, đẹp
+ Đảm bảo cho điều kiện và môi trường khu vực sản xuất được cải thiện, bout ô nhiễm, ngày càng trong lành, góp phần phòng chống TNLĐ, BNN, bảo đảm AT – VSLĐ cho NLĐ
+ Nâng cao văn hóa trong sản xuất giúp cho NLĐ yêu mến, gắn bó với đơn vị, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả công tác
   - Liên hệ thực tế
Câu 12: Phong trào “xanh – sạch – đẹp. Bảo đảm an toàn VSLĐ” được phát động ngày, tháng, năm nào? Phong trào có mấy nội dung? Nêu các nội dung đó
Liên hệ thực tế
Trả lời:
- Phong trào “xanh – sạch – đẹp. Bảo đảm an toàn VSLĐ” được phát động trong chỉ thị 05/TLĐ ngày 24/4/1996 của Đoàn chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam
- Phong trào có 5 nội dung:
+ Tuyên truyền, giáo dục cho công nhân, viên chức và lao động nâng cao nhận thức, thấy được sự can thiết phải làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn VSLĐ
+ Mọi đơn vị phải xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, biện pháp cải thiện điều kiện lao động, trồng cây, xây dựng vườn hoa, cây cảnh, đường đi lại trong đơn vị
+ Vận động mọi người giữ gìn an toàn, VSLĐ làm cho nơi làm việc, nhà xưởng phóng khoáng, gọn sạch, chăm sóc vườn hoa cây cảnh
+ Định kỳ kiểm tra an toàn – VSLĐ, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường
+ Tổng kết khen thưởng việc thực hiện tiêu chuẩn AT, VSLĐ và môi trường xanh, sạch, đẹp
- Liên hệ thực tế
Câu 13: Anh (chị) cho biết nguyên tắc tổ chức mạng lưới AT-VSV – nêu nhiệm vụ. Quyền hạn AT-VSV
Liên hệ thực tế
Trả lời:
- Nguyên tắc tổ chức mạng lưới AT-VSV ở cơ sở được qui định tại điểm 4.1 mục II Thông tư liên tịch số 14 ngày 31/10/1998 của Bộ LĐTBXH; Bộ y tế và TLĐLĐVN về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp
- Tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức mạng lưới AT-VSV. AT-VSV là những NLĐ trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ, nhiệt tình, gương mẫu về BHLĐ, được mọi người bầu. Mỗi tổ sản xuất phải có ít nhất 1 AT-VSV, những công việc làm theo nhóm thì mỗi nhóm phải có 1 AT-VSV. AT-VSV không được là tổ trưởng sản xuất. NSDLĐ phối hợp với BCHCĐ ra quyết định công nhận AT-VSV. BCHCĐ quản lý hoạt động mạng lưới AT-VSV. AT-VSV có chế độ sinh hoạt, được bồi dưỡng nghiệp vụ và động viên về vật chất và tinh thần
- Nhiệm vụ, quyền hạn AT-VSV
+ Đôn đốc, kiểm tra mọi người trong tổ thực hiện các quy định AT – VSLĐ, bảo quản các thiết bị an toàn, sử dụng PTBVCN, nhắc nhở tổ trưởng thực hiện chế độ BHLĐ, hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn cho công nhân mới
+ Tham gia với tổ trưởng trong việc xây dựng kế hoạch BHLĐ, các biện pháp AT, cải thiện điều kiện làm việc
+ Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, biện pháp an toàn và khắc phục những hiện tượng mất an toàn của máy, thiết bị và nơi làm việc
Câu 14: Anh (chị) nêu những nội dung hoạt động hàng ngày của AT-VSV?
Trả lời:
Những nội dung hoạt động hàng ngày của AT-VSV:
Trước giờ làm việc:
- Nhắc nhở NLĐ kiểm tra máy – thiết bị – công cụ lao động đảm bảo an toàn – kiểm tra hệ thống điện
- Kiểm tra điều kiện lao động, mặt bằng nhà xưởng phát hiện tình trạng không an toàn của máy – thiệt bị ghi vào sổ để báo cáo với người quản lý sửa chữa
- Kiểm tra nhắc nhở NLĐ sử dụng PTBVCN, kiểm tra phương án an toàn đối với công việc đặc biệt nguy hiểm, các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ
- Yêu cầu tổ trưởng khắc phục tình trạng mất an toàn tại nơi làm việc
Trong lúc làm việc:
- Phát hiện những vi phạm nội quy an toàn của NLĐ. Nhắc nhở NLĐ sử dụng PTBVCN và chấp hành nội quy, phương án an toàn
- Phát hiện kịp thời những hư hỏng của máy – thiết bị sự cố phát sinh báo cáo cho người quản lý để xử lý kịp thời
Kết thúc công việc:
- Nhắc nhở NLĐ thu dọn mặt bằng – vệ sinh công nghiệp. Kiểm tra tình trạng an toàn máy – thiết bị – hệ thống điện và ghi vào sổ
- Trao đổi với người quản lý về tình hình AT-VSLĐ và biện pháp khắc phục
Câu 15: Anh (chị) nêu nội dung sinh hoạt mạng lưới AT-VSV
Trả lời:
Mạng lưới AT – VSV phải sinh hoạt định kỳ 1 thang 1 lần dưới sự chủ trì Ban chấp hành công đoàn cơ sở
Nội dung sinh hoạt gồm:
- Các quy định, chế độ chính sách mới về BHLĐ của Nhà nước, công đoàn, cơ sở
- Tình hình thực hiện những quy định AT-VSV ở các tổ, những vấn đề đã giải quyết, những tồn tại
- Những việc thiếu an toàn, các tai nạn (nếu có) – Bài học kinh nghiệm và biện pháp phòng tránh
- Trao đổi, đề xuất biện pháp giải quyết những tồn tại nhiệm vụ thời gian tới.
- Biểu dương những AT-VSV họat động tốt, nhắc nhở những AT-VSV chưa hoàn thành nhiệm vụ.
AT-VSV trong phân xưởng phải hội ý cuối tuần để tổng hợp tình hình AT-VSLĐ - Rút kinh nghiệm – báo cáo với lãnh đạo chính quyền và công đoàn để có biện pháp phối hợp hoạt động.
à Hàng năm, BCHCĐ cơ sở phải tổng kết hoạt đông mạng lưới AT-VSV, xây dựng kế hoạch họat động thời gian tới – đề nghị chính quyền khen thưởng những AT-VSV xuất sắc.
Hàng năm, BCHCĐ cơ sở tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho AT-VSV
Câu 16: Anh (chị) nêu trách nhiệm của tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương) trong công tác BHLĐ được quy định trong văn bản nào? Nêu nội dung – Liên hệ thực tế
Trả lời:
Trách nhiệm của tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương) trong công tác BHLĐ được quy định Thông tư liên tịch số 14 ngày 31/10/1998 của liên bộ lđộng – TB & XH – Bộ y tế và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam-
- Tổ trưởng sản xuất (hoặc tương đương) có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn, kiểm tra người trong tổ chấp hành đúng nội quy, quy trình an toàn, sử dụng PTBVCN – các phương tiện an toàn và cấp cứu
+ Tổ chức nơi làm việc bảo đảm AT-VS. Phối hợp AT-VSV tự kiểm tra để phát hiện những nguy cơ mất an toàn và xử lý kịp thời
+ Báo cáo với cấp trên hiện tượng không AT-VS, các sự cố máy – thiệt bị mà tổ không giải quyết được
+ Họp tổ cuối tuần phải đánh giá việc chấp hành các nội quy, quy trình an toàn, sử dụng PTBVCN và tình trạng an toàn các máy – thiết bị
Chú ý:
Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối nhận NLĐ chưa được huấn luyện BHLĐ, làm trái nghề – Từ chối nhận công việc hoặc ngưng công việc khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn và báo cáo ngay với cấp trên để xử lý
Câu 17: Anh (chị) nêu nội dung huấn luyện ATLĐ, VSLĐ cho NLĐ theo thông tư 37 ngày 29/12/2005 của BLĐTBXH
Liên hệ thực tế
Trả lời:
Nội dung huấn luyện ATLĐ – VSLĐ cho NLĐ gồm:
a. Những quy định chung:
- Mục đích, ý nghĩa công tác ATLĐ – VSLĐ
- Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ trong việc thực hiện quy định vế ATLĐ – VSLĐ chế độ chính saxh1 BHLĐ
- Nội quy AT – VSLĐ của đơn vị
- Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, có hại gây TNLĐ, BNN và biện pháp phòng ngừa
- Những kiến thức cơ bản về kỷ thuật an toàn VSLĐ
- Cách xử lý sự cố, phương pháp cấp cứu người bị tai nạn
- Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các PTBVCN
- Các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc
b. Những quy định cụ thể:
- Đặc điểm sản xuất, nội dung quy trình an toàn – VSLĐ bắt buộc NLĐ phải chấp hành khi thực hiện công việc
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể xảy ra và biện pháp phòng ngừa
Chú ý:
NLĐ (kể cả NLĐ hành nghề tự do) làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt vế ATLĐ ngoài việc đảm bảo nội dung huấn luyện nêu trên còn phải huấn luyện về quy trình làm việc và xử lý sự cố
Câu 18: Anh (chị) nêu quy định về quản lý sức khỏe đối với NLĐ tại thông tư 13 ngày 24/10/1996 và bổ sung ngày 21/11/2007 của Bộ y tế
Trả lời:
- NLĐ phải được sức khỏe khi tuyển dụng, NSDLĐ không nhận NLĐ không có giấy chứng sức khỏe vào làm việc. Căn cứ vào kết quả khám sức khỏe, NSDLĐ bố trí công việc phù hợp
- Hàng năm, NSDLĐ tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ. Trường hợp NLĐ làm nghề nặng nhọc, độc hại phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ 6 tháng khám 1 lần – NLĐ có sức khỏe lọai 4, loại 5 và bị bệnh mãn tính phải được điều trị, điều dưỡng và sắp xếp công việc phù hợp
- Thời gian khám sức khỏe định kỳ được tính là thời gian làm việc và hưởng lương
- Khám sức khỏe định kỳ gồm: khám thể lực, khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa, khám cận lâm sàng: công thức máu, đường máu, xét nghiệm nước tiểu – chụp X quang tim, phổi thẳng, nghiêng (theo chỉ định của bác sĩ lâm sàng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét