Kỹ thuật an toàn lao động: Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm

28 tháng 6, 2011

Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm


(Anh hay chị hãy khoanh tròn tất cả những câu trả lời đúng)1. Mục đích của công tác bảo hộ lao động (công tác an toàn, vệ sinh lao động)

a. Bảo vệ tính mạng, sự vẹn toàn thân thể của người lao động; tránh cho người lao động không bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong suốt quá trình lao động.
b. Nhằm hạn chế tối đa mức thiệt hại tài sản, tiền của cho cơ quan, XN và người lao động.
c. Giảm thiểu hao sức khỏe bảo đảm ngày công, giờ công lao động, giữ vững và duy trì sức khỏe lâu dài để làm việc có năng suất cao, chất lượng tốt.
2. Phải đeo dây an toàn khi làm việc ở những độ cao no:
a. Từ 1m trở ln.
b. Từ 2m trở ln.
c. Từ 3m trở ln.
d. Ở phía dưới cĩ những vật sắc nhọn, nguy hiểm từ 1m trở ln.
3. Trong hai trường hợp nêu dưới đây, trường hợp nào là tai nạn lao động.
a. Do các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất (điện dật, ngã cao, các vật văng bắn, các vật rơi, đổ…) tác động bất ngờ, đột ngột vào người lao động làm cho người lao động bị thiệt mạng hoặc khả năng lao động bị giảm.
b. Do tác hại của các yếu tố (vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, bức xạ, môi trường độc hại, bụi, nhiệt độ, độ ẩm, vi trùng…) tác động thường xuyên, từ từ và lâu dài nên người lao động làm cho khả năng lao động của  người lao động bị suy giảm dần dần.
4. Các trường hợp sau đây trường hợp nào được công nhận tai nạn lao động không do lỗi của người lao động.
a. Sau khi hết giờ làm việc, trên đường từ XN về nhà công nhân A ghé vào thăm bạn cũ sau đó từ nhà bạn về nhà mình thì công nhân A tai nạn giao thông gây chấn thương cột sống.
b. Giữa ca làm việc công nhân B đi tiểu tiện trên đường đến tolel công nhân B bị trượt ngã gãy chân (vì có ai đó vô ý làm đổ dầu nhớt trên đường đi nhưng không lau sạch).
5. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động trong sản xuất.
a. Người lao động chưa được huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện chưa đầy đủ.
b. Vi phạm các quy trình vận hành, quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam.
c. Điều kiện lao động khắc nghiệt không đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn.
d. Không có trang bị bảo vệ cá nhân hoặc có nhưng không đạt yêu cầu.
e. Do trạng thái tâm sinh lý hoặc ý thức của người lao động.
6. Biện pháp PCCC.
a. Đặt biển báo ở những nơi có nguy cơ cháy nổ.
b. Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt.
c. Trang bị các phương tiện PCCC.
d. Huấn luyện ý thức PCCC  và phương pháp chữa cháy cho toàn thể người lao động.
7. Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động điện
a. Cách điện của thiết bị hư hỏng truyền điện ra phần kim lọai bình thường không mang điện.
b. Không bao che, rào chắn các bộ phận dẫn điện.
c. Thiếu biện pháp an toàn điện: Thiết bị cắt tự động, nối đất, nối không
d. Vi phạm khoảng cách an toàn điện, nhất là đối với điện áp cao.
e. Thiếu trang bị bảo hộ lao động cá nhân.
f. Người lao động chưa được huấn luyện về ATLĐ.
8. Khi xảy ra TNLĐ bạn có trách nhiệm gì ?
a. Kịp thời sơ cấp cứu người bị nạn.
b.      Thông báo nhanh nhất (điện thọai, Fax …) tới các cơ quan (ATLĐ, CNSP hay đốc công …).
c.       Giữ nguyên hiện trường nơi xảy ra TNLĐ.
d.      Cung cấp ngay tài liệu, vật chứng có liên quan đến TNLĐ theo yêu cầu của người điều tra.
9. Các yếu tố nguy hiểm xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất
a. Các bộ phận truyền động (hay chuyển động) của máy.
b. Các mảnh văng bắn của vật liệu gia công và dụng cụ.
c. Các yếu tố gây bỏng nhiệt, bỏng hóa chất.
d. Điện giật, các chất phóng xạ.
e. Chất nổ nguyên vật liệu, nổ thiết bị áp lực.
f. Các vật rơi vào người, té ngã.
g. Những nơi cheo leo, trên cao, hầm sâu.
10. Các yếu tố có hại gây nên bệnh nghề nghiệp.
a. Các yếu tố vật lý (như vi khí hậu, tiếng ồn, độ rung và ánh áng,…).
b. Các yếu tố hóa học (xăng dầu, bụi chì, thuốc trừ sâu, benzene,…)
c. Các yếu tố do bụi (bụi silic, bụi bong gai đay, bụi than,…).
d. Các yếu tố vi sinh vật (siêu vi B, lao,…).
e. Do tổ chức lao động không hợp lý, điều kiện vệ sinh kém (thời gian làm việc kéo dài, chỗ làm việc chật hẹp thiếu không khí, thiếu ánh sáng, môi trường làm việc bị ô nhiễm,…).
11. Trình bày biện pháp đề phòng tai nạn điện.
a. Cách điện thật tốt các thiết bị điện dây dẫn.
b. Nối đất thiết bị điện.
c. Bảo vệ nối đất trung tính.
d. Có thiết bị ngắt điện khi có dòng rò.
e. Hạ thấp điện áp.
f. Cân bằng điện thế.
g. Trang bị các phương tiện bảo vệ thiết bị và cá nhân, huấn luyện KTAT điện cho người vận hành.
h. Tổ chức vận hành an toàn.
12. Khi làm việc trong không gian kín có chất dễ gây cháy nổ, thiết bị điện phải sử dụng.
a. Điện áp 24V.              
b. Điện áp 12V.
13. Những đối tượng nêu dưới đây đối tượng nào bắt buộc phải được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi nhận việc.
a. Tất cả mọi viên chức, mọi người lao động.
b. Những người học nghề, tập nghề.
c. Những người thử việc.

4 nhận xét:

  1. 2. Phải đeo dây an toàn khi làm việc ở những độ cao no:
    a. Từ 1m trở ln.
    b. Từ 2m trở ln.
    c. Từ 3m trở ln.
    d. Ở phía dưới cĩ những vật sắc nhọn, nguy hiểm từ 1m trở ln.

    Trả lờiXóa
  2. 3. Trong hai trường hợp nêu dưới đây, trường hợp nào là tai nạn lao động.
    a. Do các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất (điện dật, ngã cao, các vật văng bắn, các vật rơi, đổ…) tác động bất ngờ, đột ngột vào người lao động làm cho người lao động bị thiệt mạng hoặc khả năng lao động bị giảm.
    b. Do tác hại của các yếu tố (vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, bức xạ, môi trường độc hại, bụi, nhiệt độ, độ ẩm, vi trùng…) tác động thường xuyên, từ từ và lâu dài nên người lao động làm cho khả năng lao động của người lao động bị suy giảm dần dần.

    Trả lờiXóa