Kỹ thuật an toàn lao động: Quy định hoạt động của AT và mạng lưới AT-VSV

5 tháng 5, 2011

Quy định hoạt động của AT và mạng lưới AT-VSV

1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa
1.1. Khái niệm
- AT-VSV: là người phụ trách công tác BHLĐ ở các tổ, nhóm hoặc tương đương và không tách rời nhiệm vụ của tổ, là người kiêm nhiệm công tác ATVSLĐ, PCCN ở tổ.
- Mạng lưới AT-VSV: Là những AT-VSV đang hoạt động ở các tổ, nhóm của một đơn vị.
1.2. Mục đíhc và ý nghĩa
- Hoạt động mạng lưới AT-VSV nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những thiếu sót tồn tại, những biểu hiện vi phạm pháp luật và các quy định về AT-VSLĐ tại các đơn vị, cơ sở. Phát huy tính tích cực của quần chúng trong hoạt động phong trào BHLĐ, qua đó góp phần thực hiện có hiệu qủa trong việc phòng ngừa TNLĐ, BNN, cháy nổ và BVMT, đồng thời giúp BCHCĐ và NSDLĐ thực hiện tốt công tác BHLĐ và phong trào “Xanh-sạch-đẹp, bảo đảm AT-VSLĐ, PCCN” ở đơn vị cơ sở.                
2. Cơ sở pháp lý
- Văn bản 1061 (năm 1960) quy định tổ chức mạng lưới AT-VSV.
- Tại điều 34 - điều lệ tạm thời về BHLĐ (Năm 1964) quy định: “CĐCS có trách nhiệm tổ chức, lãnh đạo mạng lưới AT-VSV trong các tổ sản xuất”.
- Tại điều 42, chương III - Pháp lệnh BHLĐ (năm 1990) quy định cho công đoàn tổ chức mạng lưới AT-VSV.
- Điều 4 Nghị định 302/HĐBT, ngày 19/8/1992 quy định: “CĐCS có trách nhiệm giáo dục, động viên NLĐ, thực hiện phong trào đảm bảo ATLĐ, VSLĐ, BVMT và tổ chức mạng lưới AT-VSV”.
- Nghị định 06/CP, ngày 20/01/1995 hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật Lao động; tại điều 13 quy định NSDLĐ có nghĩa vụ: “Phối hợp với CĐCS xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới AT-VSV”. Và tại điều 21 của NĐ 06/CP này cũng quy định CĐCS có trách nhiệm: “Xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới AT-VSV”.
Được cụ thể hóa tại mục 4 - Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT, ngày 31/10/1998, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp, cơ sở SXKD…
3. Nguyên tắc tổ chức mạng lưới AT-VSV
- Tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức mạng lưới AT-VSV.
- AT-VSV là những NLĐ trực tiếp am hiểu nghiệp vụ, nhiệt tình, gương mẫu về BHLĐ, được mọi  người  bầu ra.
- Mỗi tổ sản xuất phải có ít nhất một AT-VSV, đối với những công việc phải làm theo nhóm, mỗi nhóm phải có một AT-VSV.
- AT-VSV không được là tổ trưởng sản xuất.
- NSDLĐ phối hợp với BCH công đoàn ra quyết định công nhận AT-VSV.
- BCH công đoàn quản lý hoạt động của mạng lưới AT-VSV.
- AT-VSV có chế độ sinh hoạt, được bồi dưỡng về nghiệp vụ và động viên về vật chất  tinh thần.
- Mạng lưới AT-VSV là một tổ chức quần chúng hoạt động BHLĐ của NLĐ, được thành lập với sự thỏa thuận giữa NSDLĐ và Công đoàn cơ sở.
- BCHCĐ chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý và cùng phối hợp với Chính quyền, NSDLĐ (Hội đồng BHLĐ) tổ chức và xây dựng nội dung hoạt động theo quy định của pháp luật, theo Quy chế hoạt động mạng lưới AT-VSV của đơn vị; bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ cũng như của NSDLĐ.
3.1. Tiêu chuẩn AT-VSV
- Tất cả những NLĐ trực tiếp ở các tổ sản xuất, công tác chuyên môn, không phân biệt dân tộc, giới tính nếu được tổ bầu - chọn (theo nguyên tắc, tiêu chuẩn  quy định) đều trở thành  AT-VSV.
- AT-VSV là những người có kinh nghiệm nghề nghiệp; có kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm về công tác BHLĐ.
- Có sức khỏe, có uy tín trong tổ. (Chú ý: không được là tổ trưởng)
- Nhiệt tình gương mẫu trong việc thực hiện công tác BHLĐ.
3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của AT-VSV
3.2.1. Nhiệm vụ
1. Đôn đốc, nhắc nhở mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm, nguyên tắc, biện pháp và các quy định về AT-VSLĐ-PCCN trong sản xuất. 
2. Đôn đốc, nhắc nhở  NLĐ trong việc sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, phương tiện An toàn và PTBVCN .
3. Nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ về BHLĐ. Tuyên truyền, hướng dẫn luật pháp BHLĐ và các biện pháp làm việc an toàn đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến làm việc ở tổ . 
3.2.2. Quyền hạn
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách và các quy định về BHLĐ trong phạm vi ở tổ trước, trong và sau khi làm việc. Có quyền yêu cầu người phụ trách tổ tạm ngưng sản xuất (làm việc) nếu phát hiện nơi làm việc không an toàn, có nguy cơ xảy ra TNLĐ, cháy nổ; hoặc NLĐ vi phạm các nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy phạm và quy định về AT-VSLĐ. 
- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các trang thiết bị, PTBVCN.
- Góp ý với tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất kế hoạch BHLĐ, về các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ và cải thiện điều kiện làm việc.
- Tham gia với các đoàn kiểm tra BHLĐ của cấp trên khi đến tổ làm việc .
- Kiến nghị với tổ trưởng sản xuất hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, biện pháp làm việc an toàn và kịp thời khắc phục những hiện tượng thiếu an toàn của máy, thiết bị và nơi làm việc.      
3.2.3. Lợi ích
- Định kỳ được tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức về kỹ thuật AT-VSLĐ-PCCN; về các chế độ chính sách và luật pháp BHLĐ; về nghiệp vụ hoạt động của mạng lưới AT-VSV.
- Được dành một khoảng thời gian trong tháng để hoạt động;
- Được hưởng trợ cấp hàng tháng (hoặc bồi dưỡng theo quý do NSDLĐ và tổ chức Công đoàn thỏa thuận).         
-  Được đơn vị và tổ chức Công đoàn khen thưởng hoặc được đề xuất cấp trên khen thưởng.
4. Nội dung, phương pháp và chế độ hoạt động của AT-VSV 
4.1. Nội dung sinh hoạt định kỳ
- Về văn bản pháp luật, chế độ chính sách và các quy định mới về AT-VSLĐ.
- Tình hình thực hiện những quy định về AT-VSLĐ ở các tổ trong phạm vi đơn vị; những vấn đề giải quyết và những vấn đề tồn tại ở các tổ.
- Những vụ, việc thiếu an toàn VSLĐ, các vụ TNLĐ và các sự cố khác xảy ra trong tháng ở các tổ (nếu có), qua đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra biện pháp phòng ngừa trong thời gian tới.
- Trao đổi, đề xuất những các biện pháp an toàn, giải quyết những vấn đề tồn tại.
- Biểu dương những cá nhân thực hiện tốt công tác BHLĐ trong đơn vị.
4.2. Nội dung sinh hoạt thường xuyên hàng ngày
4.2.1. Trước giờ làm việc
- Nhắc nhở CBCNV trong tổ kiểm tra tình trạng an toàn máy, thiết bị kỹ thuật, dụng cụ an toàn, hệ thống điện ở nơi mình làm việc, thực hiện đầy đủ các quy trình, quy phạm an toàn khi làm việc.
-  Kiểm tra điều kiện môi trường nơi làm việc; tình trạng vệ sinh, mặt bằng nhà xưởng. Phát hiện tình trạng thiếu an toàn của máy, thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc, đồng thời ghi chép vào sổ AT-VSV để kịp thời báo cáo với người quản lý, bộ phận sửa chữa.
- Kiểm tra nhắc nhở việc sử dụng PTBVCN của mọi NLĐ trong tổ, kiểm tra các biện pháp và phương án làm việc an toàn đối với các công việc đặc biệt nguy hiểm, độc hại hoặc với các thiết bị, máy có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ.
-Yêu cầu tổ trưởng SX bố trí, phân công khắc phục tình trạng thiếu vệ sinh, an toàn tại nơi làm việc.
4.2.2. Trong lúc làm việc
- Theo dõi, phát hiện những vi phạm quy trình, quy phạm của NLĐ khi làm việc.
- Nhắc nhở CNVC-LĐ trong tổ thực hiện nghiêm túc quy trình, quy phạm, nội quy lao động.
- Phát hiện kịp thời những hư hỏng của máy, thiết bị, sự cố phát sinh gây nguy hiểm đối với NLĐ, báo cho người quản lý để xử lý.
4.2.3. Khi kết thúc công việc
- Nhắc nhở CNVC-LĐ trong tổ làm vệ sinh công nghiệp, thu dọn mặt bằng nơi làm việc.
- Kiểm tra lại toàn bộ tình trạng AT của các máy, thiết bị và hệ thống điện trước khi ra về; ghi sổ theo dõi tình hình AT-VSLĐ trong tổ.
- Trao đổi với người quản lý về tình hình vệ sinh an toàn LĐ và biện pháp khắc phục trong ngày.
4.3. Phương pháp hoạt động của AT-VSV
- Đi sâu sát NLĐ, bám sát hiện trường nơi làm việc .
- Thực hiện thường xuyên, liên tục các nhiệm vụ được giao.
- Phát hiện kịp thời những hiện tượng mất an toàn nơi làm việc, đồng thời kiến nghị để khắc phục. Mạnh dạng và cương quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về AT-VSLĐ-PCCN;
- Gương mẫu trong việc thực hiện các quy định an toàn, VSLĐ, các quy trình, quy phạm…
- Tuyên truyền, vận động thuyết phục công nhân lao động; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của mọi người về công tác BHLĐ.
- Lắng nghe ý kiến, kiến nghị của mọi người về công tác AT-VSLĐ. Tích cực tuyên truyền, vận động và thuyết phục mọi người trong đơn vị thực hiện tốt công tác BHLĐ.
- Thường xuyên ghi chép tập hợp ý kiến, kiến nghị của NLĐ; thông báo đến NLĐ về những vấn đề liên quan tới an toàn, VSLĐ:
* Lập sổ và ghi chép các vấn đề liên quan tới công tác an toàn VSLĐ
* Kịp thời tham gia, kiến nghị với tổ trưởng sản xuất và những người quản lý về những vấn đề liên quan tới công tác vệ sinh ATLĐ, việc thực hiện các chế độ với NLĐ…
* Thông báo đến công nhân lao động trong tổ về những hiện tượng thiếu an toàn, những vi phạm quy trình, quy phạm, những TNLĐ, sự cố xảy ra trong tổ và trong xí  nghiệp để mọi người rút kinh nghiệm.
4.4. Chế độ sinh hoạt của mạng lưới AT-VSV
- AT-VSV ở các tổ sản xuất hoặc tương đương tổ chức sinh hoạt thường xuyên hay hội ý ít nhất mỗi tuần/lần.
- Mạng lưới AT-VSV của công ty tổ chức sinh hoạt định kỳ ít nhất 1 tháng/lần.
Ngoài ra có thể hoạt động đột xuất: Hoạt động đột xuất thường là các cuộc họp rút kinh nghiệm các vụ tai nạn, các sự cố xảy ra, hoặc sau các đợt kiểm tra của cấp trên.
- Cuối năm NSDLĐ phối hợp với BCHCĐ tổng kết hoạt động của mạng lưới AT-VSV.
4.5. Nội dung sinh hoatyj của mạng lưới AT-VSV
BCHCĐ cơ sơ, người quản lý phải thông báo đến tất cả các  AT-VSV:
- Các quy định chính sách chế độ mới về BHLĐ của nhà nước, công đoàn, nghành, cơ sở …
- Tình trạng thực hiện các quy định an toàn vệ sinh viên ở các tổ trong phạm vi công ty; những vấn đề đã được giải quyết và những tồn tại trong các tổ.
- Những vụ việc thiếu AT-VSLĐ, các tai nạn trong tháng (nếu có) và những bài học kinh nghiệm và biện pháp phòng tránh.
- Trao đổi, đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại; nhiệm vụ trong thời gian tới.
- Xem xét, biểu dương những AT-VSV hoạt động tốt; nhắc nhở những người thực hiện chưa tốt nhiệm vụ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét