Kỹ thuật an toàn lao động: Hội đồng BHLĐ

5 tháng 5, 2011

Hội đồng BHLĐ

Hội đồng BHLĐ công ty do Tổng giám đốc công ty ra Quyết định thành lập với thành phần, nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm của công ty.
Chủ tịch Hội đồng quy định chế độ làm việc của Hội đồng và nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng.
Danh sách Hội đồng BHLĐ Công tygồm
1
Phó Tổng giám đốc
Chủ tịch Hội đồng
2
Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn
Phó Chủ tịch Hội đồng
3
Trưởng phòng An toàn
Ủy viên thường trực-Thư ký HĐ
4
Trưởng phòng Tài chính Kế toán
Ủy viên thường trực
5
Phó Trưởng phòng Hành chính Hậu cần
Ủy viên
6
Phó Trưởng phòng Kỹ thuật
Ủy viên
7
Phó Trưởng phòng Tổ chức lao động
Ủy viên
- Phối hợp xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác BHLĐ của đơn vị;
- Phổ biến pháp luật, chế độ, quy định, quy trình nội quy về AT-VSLĐ do Nhà nước, Bộ chủ quản, công ty hoặc đơn vị ban hành đến NLĐ trong đơn vị, đề xuất các hoạt động tuyên truyền về AT-VSLĐ và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.
- Dự thảo kế hoạch BHLĐ hằng năm của đơn vị và phối hợp với các phòng, ban liên quan để thực hiện kế hoạch.
- Phối hợp với với các đơn vị chức năng theo dõi công tác bảo vệ và cơ sở trực thuộc xây dựng hoặc bổ sung, hoàn thiện quy trình, nội quy, biện pháp AT-VSLĐ.
- Phối hợp với cáccơ quan chức năng theo dõi công tác bảo vệ và tổ chức huấn luyện AT-VSLĐ cho NLĐ.
- Phối hợp phòng An toàn, cơ quan y tế đo kiểm tra và giám sát MTLĐ, theo dõi tình hình bệnh tật, TNLĐ, đề xuất các biện pháp quản lý và chăm sóc sức khỏe NLĐ.
- Kiểm tra việc chấp hành quy định, quy trình, nội quy, biện pháp ATVSLĐ trong phạm vi đơn vị và đề xuất biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót.
- Tham gia điều tra các vụ TNLĐ và thống kê, báo cáo tình hình TNLĐ xảy ra tại đơn vị.
- Tổng hợp và đề xuất với giám đốc, NSDLĐ giải quyết kịp thời các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiến nghị của tổ chức công đoàn, của các cơ sở trực thuộc và NLĐ.
- Dự thảo trình NSDLĐ các báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác BHLĐ theo quy định.
- Được tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình SXKD và các cuộc họp kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch BHLĐ.
- Được tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch SXKD, lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị mới xây dựng, lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở rộng để tham gia ý kiến về mặt AT-VSLĐ.
- Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện thấy có vi phạm hoặc có nguy cơ xảy ra TNLĐ, chuyên viên BHLĐ có quyền yêu cầu người phụ trách bộ phận đó ra lệnh đình chỉ công việc hoặc được ra lệnh tạm đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) để thực hiện các biện pháp bảo đảm ATLĐ, đồng thời báo cáo với NSDLĐ.
NSDLĐ căn cứ đặc điểm, quy mô sản xuất, lao động hiện có có thể tổ chức bộ phận y tế cơ sở. Trong công tác AT-VSLĐ, đối với các đơn vị có bộ phận y tế cơ sở, bộ phận y tế cơ sở có nhiệm vụ:
- Quản lý hồ sơ VSLĐ và MTLĐ.
- Kiểm tra việc chấp hành điều lệ VSLĐ, phòng chống dịch bệnh.
- Phối hợp với bộ phận BHLĐ, phòng An toàn tổ chức huấn luyện cho NLĐ về công tác AT-VSLĐ, đo đạc kiểm tra MTLĐ và một số nhiệm vụ khác theo chuyên môn do NSDLĐ giao.
NSDLĐ phối hợp với BCHCĐ ra quyết định thành lập mạng lưới AT-VSV.
Công đoàn quản lý hoạt động mạng lưới AT-VSV, phối hợp với NSDLĐ tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ, động viên về vật chất và tinh thần để AT-VSV hoạt động có hiệu quả.
NSDLĐ có trách nhiệm ban hành văn bản phân định trách nhiệm về AT-VSLĐ của cán bộ quản lý và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm  sản xuất của đơn vị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét