Kỹ thuật an toàn lao động: Phòng An toàn

5 tháng 5, 2011

Phòng An toàn

1. Chức năng
- Là cơ quan thường trực của Hội đồng BHLĐ - bệnh nghề nghiệp tham mưu giúp việc Tổng giám đốc quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác KTAT-BHLĐ-PCCN-BVMT đến các cơ quan, đơn vị trong sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng AT là cơ quan chức năng giúp lãnh đạo, chỉ huy công ty (trực tiếp là một đ/c Phó TGĐ) quản lý và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử phạt vi phạm ATLĐ-PCCN-vệ sinh môi trường trong phạm vi toàn công ty.
2. nhiệm vu- Quyền hạn
- Nghiên cứu và xây dựng quy tắc ATLĐ, nội quy và quy định KTAT cho các ngành nghề trong sản xuất của công ty. Phổ biến, huấn luyện các chế độ chính sách về BHLĐ của nhà nước, quân đội và các tiêu chuẩn, quy phạm KTAT-PCCN-BVMT và các quy định ứng cứu sự cố khẩn cấp trong công ty. Xây dựng kế hoạch, KTAT-BHLĐ hàng năm của công ty trình Tổng giám đốc phê duyệt và đôn đốc kiểm tra các bộ phận có liên quan thực hiện theo kế hoạch.
- Phối hợp với Phòng KT, Phòng ĐL-TB và các đơn vị  nghiên cứu, đề xuất các biện pháp đảm bảo KTAT, VSLĐ, đặc biệt chú ý đến các khâu vận hành dây chuyền, thiết bị, máy, các công việc có nhiều yếu tố nguy hiểm nghiêm ngặt về an toàn cháy nổ và bệnh nghề nghiệp.
- Tổ chức huấn luyện công tác an toàn cho CB-CNV. Kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn trong sản xuất của công ty. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kịp thời ngăn chặn các vụ việc mất an toàn trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Nghiên cứu đề xuất với lãnh đạo công ty không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu tai nạn, bệnh nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường đảm bảo sức khỏe người lao động.
- Phối hợp với Ban Quân y, phòng TCLĐ theo dõi bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thống kê và tham gia điều tra các vụ TNLĐ xảy ra trong công ty, kịp thời đề xuất với Tổng giám đốc, trực tiếp là Phó TGĐ  phụ trách những biện pháp cần thiết để phòng ngừa TNLĐ, cháy nổ và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
- Lập kế hoạch mua sắm và tổ chức quản lý việc sử dụng BHLĐ có hiệu quả.
- Quản lý các trang thiết bị PCCN của toàn Xí nghiệp và trực tiếp chỉ huy các đơn vị sử dụng các trang thiết bị PCCN, cứu hộ, cứu nạn theo phương án đã được phê duyệt. Hàng ngày bố trí lắp đặt các phương tiện trên các sản phẩm đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ và cẩn thận điều kiện lao động.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo chức năng. Thực hiện chế độ theo dõi bảo hiểm tai nạn con người 24/24h và cac bảo hiểm khác nhằm phục vụ lao động sản xuất và quyền lợi của người lao động trong công ty.
- Thực hiện đầy đủ công tác ISO theo kế hoạch chung của công ty.
- Lập kế hoạch và triển khai công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị chấp hành tốt các quy định về VSMT tại các khu vực sản xuất, khu vực cầu cảng, khu vực nhà xưởng và kho tàng. Bảo đảm công tác vệ sinh, chống ô nhiễm môi trường được duy trì thường xuyên.
- Phối hợp với phòng KT, phòng HC-HC và các xí nghiệp tham mưu đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường làm việc, chống ô nhiễm môi trường, các biện pháp quản lý, xử lý nguồn thải, chất thải phù hợp với các quy định của Nhà nước.
- Tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các đơn vị và CB-CNV công ty về VSMT.
- Phối hợp với Hội đồng BHLĐ công ty xây dựng quy định sử phạt hành chính vi phạm của tập thể, cá nhân liên quan đến ATLĐ-PCCN-BVMT đã xuất trình TGĐ phê duyệt, ban hành. Lập biên bản hiện trường, thông báo vi phạm và đề xuất mức xử phạt theo quy định.
- Phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức quan trắc, đo đạc môi trường VSLĐ tại các khu vực sản xuất chính, yếu mỗi năm một lần. Lưu trữ số liệu kết quả quan trắc và lập báo cáo đánh giá cho lãnh đạo, chỉ huy công ty.
- Tổ chức thống kê, đánh giá tình hình VSMT trong công ty theo từng quý trong năm, xác định các nguồn gây ô nhiễm, các khu vực thường xuyên bị ô nhiễm chưa được giải quyết triệt để và nguyên nhân gây ô nhiễm để tham gia với các cơ quan tham mưu đề xuất biện pháp khắc phục.

3. sơ đồ tổ chức phòng An toàn

4. Trưởng phòng
4.1. Trách nhiệm
- Phụ trách chung và chịu trách nhiệm toàn diện trước lãnh đạo chỉ huy công ty hoạt động của phòng AT.
- Chủ trì, phối hợp với các thành viên của hội đồng BHLĐ công ty lập kế hoạch bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn hàng năm của công ty. Khi kế hoạch đã được Tổng giám đốc duyệt, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Tài chính, Công đoàn công ty và các đơn vị triển khai thực hiện, kiểm tra, tổng hợp đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động và Bộ Luật lao động về công tác ATLĐ, VSLĐ, các Nghị định của Chính phủ, các quy phạm, quy tắc an toàn lao động cho toàn thể Cán bộ, công nhân viên trong công ty theo quy định của nhà nước, Quân đội và công ty ban hành.
- Chỉ đạo cấp dưới tổ chức kiểm tra, giám sát ATLĐ-PCCN các vị trí sản xuất, đặc biệt là những nơi có nhiều yếu tố xảy ra TNLĐ, môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Phổ biến, hướng dẫn cho người lao động chấp hành nghiêm các quy tắc, quy định ATLĐ-PCCN-BVMT, kí giấy cấp phép làm việc (cắt hàn) trên tàu đối với một số công việc có liên quan đến lửa và các khu vực hạn chế.
- Phối hợp với Phòng KT biên soạn, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy trình công nghệ, biện pháp làm việc an toàn, phương án ứng cứu sự cố khẩn cấp. Biên soạn theo đúng giáo trình tài liệu, tổ chức huấn luyện về ATLĐ-PCCN-BVMT cho các ngành nghề trong công ty.
- Tổ chức việc tự kiểm tra, kiểm tra về các nội dung tuyên truyền, huấn luyện ATLĐ-PCCN-BVMT theo Thông tư 08 Liên bộ Lao động - Công đoàn - Y tế về công tác BHLĐ, báo cáo kết quả, trình Tổng giám đốc phê duyệt.
- Tham mưu, đề xuất lên Tổng giám đốc để tổ chức thực hiện các kiến nghị về công tác BHLĐ-KTAT-VSLĐ của các đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động TB&XH.
- Dự thảo các văn bản, báo cáo thống kê các mặt thuộc về công tác bảo hộ lao động để Tổng giám đốc hoặc phó TGĐ được uỷ quyền ký trước khi gửi các cơ quan cấp trên.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng: Trung tâm kiểm định KTAT Quân đội, cơ quan AT-BHLĐ/Bộ Tham mưu/TCKT kiểm định các thiết bị và máy có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ và thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra việc thực hiệncông tác AT-BHLĐ-VSLĐ trong toàn công ty.
- Kiểm tra việc thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật, giải quyết các thủ tục, chế độ bảo hiểm cho cán bộ, công nhân viên khi bị tai nạn. Thống kê, tổ chức điều tra các vụ TNLĐ, sự cố hư hỏng thiết bị, máy móc, vật tư trong công ty.
- Tham gia góp ý với phòng ĐL-TB, Vật tư, Kỹ thuật, xem xét về các quy trình vận hành máy, thiết bị, vệ sinh lao động, các biện pháp an toàn trong lắp đặt thiết bị mới, thi công các công trình…
4.2. Quyền hạn
- Lập biên bản trình Lãnh đạo công ty phê duyệt xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy trình, quy định KTAT - BHLĐ và BVMT.
- Trong kiểm tra sản xuất phát hiện thấy các máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất có nguy cơ gây mất an toàn, cháy nổ có quyền tạm đình chỉ, lập biên bản, thông báo gửi đến các đơn vị để thi hành các biện pháp đảm bảo an toàn. Sau đó báo cáo Lãnh đạo công ty.
- Đề xuất Hội đồng BHLĐ, trình Tổng giám đốc khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích và xử lý các trường hợp vi phạm việc chấp hành các quy định về BHLĐ và KTAT.
4.3. Yêu cầu kỹ năng tối thiểu
- Đại học kỹ thuật hoặc BHLĐ - Chứng chỉ Thanh tra KTAT-BHLĐ, kiểm định KTAT.
- Có thâm niên từ 5 năm trong ngành KTAT-BHLĐ.
- Có 3 năm làm công tác quản lí ngành.
5. Phó trưởng phòng
5.1. Trách nhiệm
- Giúp trưởng phòng phụ trách công tác hiện trường, chỉ đạo, tổ chức các tổ nghiệp vụ, nhân viên thuộc quyền thực hiện đúng, đầy đủ công tác tự kiểm tra, giám sát ATLĐ-PCCN-BVMT. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản của công ty,  khác hàng trong sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Giúp trưởng phòng về lập kế hoạch, phương án, tổ chức thực hiện bảo đảm ATLĐ-PCCN-BVMT.
- Quản lý, bố trí phương tiện, lực lượng trực, kiểm tra giám sát đáp ứng yêu cầu sản xuất.
- Kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy định về AT-VSLĐ-PCCN, đề ra các biện pháp bảo đảm ATLĐ-PCCN-BVMT.
- Tổ chức giáo, dục tuyên truyền, đôn đốc các đơn vị và cán bộ, công nhân viên học tập nghiệp vụ, nâng cao kiến thức và kỹ năng công tác ATLĐ-VSLĐ-PCCN.
- Tổ chức luyện tập, bồi dưỡng nghiệp vụ phương án PCCN cho đội ngũ giám sát An toàn và An toàn-Vệ sinh viên ở các đơn vị.
- Tổ chức phương tiện, lực lượng tham gia việc chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra trong sản xuất.
- Tham mưu cho các đơn vị trong việc sử dụng bảo quản, bổ sung hàng năm  phương tiện, dụng cụ chữa cháy luôn luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu cao.
- Phụ trách công tác ISO của phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công thay thế trưởng phòng điều hành công việc của phòng AT khi trưởng phòng vắng mặt.
5.2. Quyền hạn
- Đình chỉ sản xuất khi xét thấy không bảo đảm an toàn, có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, cháy nổ, cũng như sự cố về thiết bị gay thiệt hại tài sản của công ty và khách hàng.
- Kiến nghị với cấp trên khi xét thấy điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh.
5.3. Yêu cầu kỹ năng tối thiểu
- Tốt nghiệp Đại học.
- Đã học qua các lớp, tập huấn KTAT-BHLĐ.
- Có thâm niên từ 3 đến 5 năm trong ngành.
- Có 2 năm làm công tác quản lý trong ngành.
6. Trợ lý KTAT 
6.1. Nhiệm vụ
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy trình, quy phạm KTAT, các quy định AT-VSLĐ-PCCN-BVMT và quy định sử dụng PTBVCN khi thực hiện công tác sản xuất.
- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát ATLĐ-VSLĐ-PCCN và công tác BVMT trong sản xuất, phát hiện kịp thời những trường hợp làm việc mất an toàn, đánh giá rủi ro, đề xuất với lãnh đạo phòng giải quyết.
- Tham gia điều tra TNLĐ và lập biên bản điều tra TNLĐ xảy ra trong quá trình sản xuất.
- Tổng hợp báo cáo lãnh đạo kết quả thực hiện trong tháng.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.
- Chủ động nhận định các mối nguy tại sản phẩm tàu, đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công, đề ra các biện pháp phòng ngừa.
6.2. Quyền hạn
- Tham gia họp triển khai, phổ biến nội quy, quy định về ATLĐ-VSLĐ-PCCN và BVMT của công ty cho các đối tượng tham gia sản xuất tại tàu.
- Căn cứ vào hạng mục, phiếu yêu cầu công việc, dựa trên kinh nghiệm và sự hiểu biết các quy phạm quy định về AT-VSLĐ-PCCN và BVMT, điều kiện thực tế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực để đánh giá rủi ro đối với các sản phẩm, phối hợp lập phương án về AT-VSLĐ-PCCN và BVMT.
- Triển khai quá trình giám sát về AT-VSLĐ-PCCN và BVMT trên sản phẩm.
- Có mặt tại sản phẩm đúng thời gian quy định để kiểm tra về công tác chấp hành trang bị PTBVCN.
- Nhắc nhở, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về ATLĐ-VSLĐ-BVMT. Trong lúc kiểm tra hiện trường sản xuất, xét thấy do vi phạm quy tắc an toàn có nguy cơ xảy ra tai nạn, sử dụng dụng cụ, thiết bị không đúng yêu cầu về quy phạm an toàn thì có quyền yêu cầu công nhân đang làm việc phải ngừng sản xuất tìm các biện pháp khắc phục, thông báo bằng văn bản đến thủ trưởng đơn vị theo quy định.
- Chủ động giải quyết các công tác liên quan đến AT-VSLĐ-PCCN-BVMT trong công tác (sau đó báo cáo lãnh đạo phòng biết). Trường hợp không thể xử lý được thì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo phòng để giải quyết.
- Tất cả các loại giấy tờ liên quan đến sản phẩm của mình phải được lưu giữ thành hồ sơ sản phẩm, khi kết thúc sản phẩm, phải thực hiện tổng kết sản phẩm đó.
6.3. Kỹ năng tối thiểu
- Trình độ đại học kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành BHLĐ.
- Có sức khỏe tốt.
- Có thời gian công tác thực tế ở môi trường sản xuất ít nhất 3 năm.
- Có khả năng giải quyết độc lập, biết thống kê, báo cáo công việc.
- Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Giám sát KTAT & BHLĐ.
7. Trợ lý ATLĐ-ATGT
7.1. Nhiệm vụ
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy trình, quy phạm KTAT lao động và an toàn giao thông trong công ty.
- Phụ trách công tác GSAT thi công đóng tàu trong phạm vi công ty, đồng thời thực hiện việc kiểm tra, giám sát ATLĐ-ATGT trong công ty, phát hiện kịp thời những trường hợp làm việc mất an toàn, đánh giá rủi ro, đề xuất với lãnh đạo phòng giải quyết.
- Tham gia điều tra TNLĐ-TNGT và lập biên bản điều tra tai nạn xảy ra trong và ngoài công ty.
- Thống kê các vụ việc về TNLĐ, TNGT, tổng hợp báo cáo định kỳ các biểu mẫu gởi lên cấp trên.
- Phối hợp theo dõi các vụ việc về TNLĐ, TNGT, phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác điều tra tai nạn, lập các hồ sơ liên quan đến tai nạn.
- Phối hợp tham gia GSAT đối với công tác sửa chữa lớn thiết bị (đốc nổi, cẩu trục...).
- Tổng hợp báo cáo lãnh đạo phòng kết quả thực hiện trong tháng.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.
- Chủ động nhận định các mối nguy tại các sản phẩm, đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công, đề ra các biện pháp phòng ngừa.
7.2. Quyền hạn
- Tham gia họp triển khai, phổ biến nội quy, quy định về ATLĐ-ATGT của công ty cho các đối tượng tham gia sản xuất tại công ty.
- Căn cứ vào hạng mục, phiếu yêu cầu công việc, dựa trên kinh nghiệm và sự hiểu biết các quy phạm quy định về ATLĐ-ATGT, điều kiện thực tế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực để đánh giá rủi ro đối với các phương tiện, sản phẩm, phối hợp với các trợ lý khác của phòng An toàn lập phương án về ATLĐ-ATGT.
- Triển khai quá trình giám sát về ATLĐ-ATGT trong công ty.
- Có mặt tại hiện trường đúng thời gian quy định để kiểm tra về công tác ATLĐ-ATGT.
- Nhắc nhở, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về ATLĐ-ATGT. Trong lúc kiểm tra, xét thấy do vi phạm quy tắc an toàn có nguy cơ xảy ra tai nạn, sử dụng dụng cụ, thiết bị, phương tiện không đúng yêu cầu về quy phạm an toàn hoặc không đảm bảo ATGT thì có quyền yêu cầu công nhân đang làm việc hoặc đang điều khiển phương tiện phải ngừng sản xuất tìm các biện pháp khắc phục, thông báo bằng văn bản đến lãnh đạo đơn vị vi phạm theo quy định.
- Chủ động giải quyết các công tác liên quan đến ATLĐ-ATGT trong công ty (sau đó báo cáo lãnh đạo phòng biết). Trường hợp không thể xử lý được thì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo phòng để giải quyết.
- Tất cả các loại giấy tờ liên quan đến công tác phải được lưu giữ thành hồ sơ và phải thực hiện tổng kết sau đó.
7.3. Kỹ năng tối thiểu
- Trình độ đại học, am hiểu luật.
- Có sức khỏe tốt.
- Có thời gian công tác thực tế ở môi trường sản xuất ít nhất 3 năm.
- Có khả năng giải quyết độc lập, biết thống kê, báo cáo công việc.
- Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Giám sát KTAT & BHLĐ.
8. Trợ lý KTAT-Huấn luyện-OHSAS
8.1. Trách nhiệm
- Tham mưu xây dựng kế hoạch công tác KTAT-VSLĐ-PCCN và hướng dẫn triển khai sau khi được cấp trên phê duyệt.
- Thực hiện công tác huấn luyện về ATLĐ-PCCN-BVMT và phổ biến các văn bản pháp quy có liên quan cho các đối tượng.
- Quản lý số liệu, cập nhật sổ sách, mẫu biểu về KTAT, VSLĐ và VSMT theo quy định hiện hành.
- Thực hiện việc kiểm tra các thiết bị, nhà xưởng, điều kiện làm việc của công nhân và VSLĐ theo quy định và tư vấn cho Hội đồng BHLĐ công ty. Chấm điểm, tổng hợp và có đánh giá nhận xét từng đơn vị để làm cơ sở báo cáo lên Tổng giám đốc và Hội đồng Thi đua Khen thưởng công ty.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra công tác BVMT trong công ty.
- Tham gia xây dựng quy tắc ATLĐ và nội quy về ATLĐ cho các ngành nghề phù hợp với các đơn vị sản xuất để tổ chức huấn luyện cho CB,CNV học tập, sát hạch và cấp thẻ ATLĐ theo qui định hiện hành.
- Phối hợp với trung tâm kiểm định KTAT khám nghiệm định kỳ các thiết bị, máy móc, có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn (thiết bị nâng, nồi hơi v.v…).
- Phối hợp với Phòng KCS, Kỹ thuật, Động lực thiết bị trong xây dựng và quản lý việc thiết kế, chế tạo nồi hơi và các thiết bị áp lực cũng như gia công lắp đặt các thiết bị nâng có tải trọng đến 150 tấn.
- Phối hợp với các cơ quan y tế, VSMT tổ chức kiểm tra, xác định tiêu chuẩn về vệ sinh công nghiệp tại các nơi làm việc để không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, giảm nhẹ sức lao động cho công nhân và bệnh nghề nghiệp.
- Phối hợp thực hiện hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch về ATLĐ-VSLĐ-PCCN-BVMT hàng năm, kiểm tra đôn đốc các đơn vị, phòng ban, thực hiện đúng kế hoạch ATLĐ-VSLĐ-PCCN-BVMT.
- Tham gia xây dựng các văn bản quy định về KTAT-BHLĐ-BVMT, xây dựng các thủ tục, hướng dẫn về công tác ISO, OHSAS.
- Tham gia trực sản xuất theo lịch phân công.
- Xây dựng các báo cáo của đơn vị theo kế hoạch hoặc đột xuất.
- Thực hiện công việc khác do lãnh đạo phòng phân công.
8.2. Quyền hạn
- Báo cáo với lãnh đạo, chỉ huy phòng tình hình thực hiện công tác ATLĐ-VSLĐ-PCCN-BVMT của các đơn vị,
- Đôn đốc, nhắc nhở các GSAT trong ca trực thực hiện nhiệm vụ,
- Trong lúc kiểm tra hiện trường sản xuất, xét thấy do vi phạm quy tắc an toàn có nguy cơ xảy ra tai nạn, sử dụng dụng cụ, thiết bị không đúng yêu cầu về quy phạm an toàn thì có quyền yêu cầu công nhân đang làm việc phải ngừng sản xuất tìm các biện pháp khắc phục, thông báo bằng văn bản (do lãnh đạo phòng ký) đến Thủ trưởng các đơn vị theo quy định.
- Lập biên bản xử phạt các hành vi vi phạm quy định AT-VSLĐ-PCCN-BVMT khi kiểm tra hiện trường.
8.3. Kỹ năng tối thiểu
- Trình độ đại học kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành BHLĐ.
- Có sức khỏe tốt.
- Có thời gian công tác thực tế ở môi trường sản xuất ít nhất 3 năm.
- Có khả năng giải quyết độc lập, biết thống kê, báo cáo công việc.
- Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Giám sát KTAT & BHLĐ.
9. Trợ lý BHLĐ
9.1. Trách nhiệm
- Quản lý số liệu, cập nhật sổ sách, mẫu biểu về BHLĐ theo quy định.
- Tham gia xây dựng kế hoạch về BHLĐ hàng năm cho Hội đồng BHLĐ của công ty.
- Hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch về BHLĐ và tổng hợp kế hoạch BHLĐ hàng năm, kiểm tra đôn đốc các đơn vị, phòng ban, thực hiện đúng kế hoạch BHLĐ.
- Theo dõi việc mua sắm PTBVCN cho các đơn vị, quản lý và cấp phát phương tiện BHLĐ theo đúng chế độ do Nhà nước và công ty quy định.
- Phối hợp thực hiện triển khai lắp đặt các panô quảng cáo về ATLĐ tại các vị trí sản xuất trong công ty.
- Theo dõi các vụ việc về TNLĐ, TNGT, phối hợp với các công ty bảo hiểm của TP.HCM và các cơ quan chức năng khác để làm thủ tục bồi thường thiệt hại được nhanh chóng, chính xác và đúng chế độ.
- Thực hiện công việc GSAT tại các sản phẩm, tham gia trực sản xuất, trực ca 24 theo sự phân công của lãnh đạo phòng.
- Phối hợp cùng với các cơ quan y tế, VSMT kiểm tra, xác định tiêu chuẩn về vệ sinh công nghiệp tại các nơi làm việc để không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, giảm nhẹ sức lao động cho công nhân và bệnh nghề nghiệp để lấy số liệu báo cáo lên Trưởng phòng.
- Thực hiện công tác mua bảo hiểm tai nạn con người.
- Thực hiện công việc khác do lãnh đạo phòng phân công.
9.2. Quyền hạn
- Báo cáo với Trưởng phòng tình hình thực hiện công tác BHLĐ của các đơn vị,
- Đôn đốc, nhắc nhở các GSAT trong ca trực thực hiện nhiệm vụ,
- Nhắc nhở, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về ATLĐ-VSLĐ. Lập biên bản xử phạt các hành vi vi phạm quy định AT-VSLĐ-PCCN-BVMT khi kiểm tra hiện trường.
- Trong lúc kiểm tra hiện trường sản xuất, xét thấy do vi phạm quy tắc an toàn có nguy cơ xảy ra tai nạn, sử dụng dụng cụ, thiết bị không đúng yêu cầu về quy phạm an toàn thì có quyền yêu cầu công nhân đang làm việc phải ngừng sản xuất tìm các biện pháp khắc phục, thông báo bằng văn bản (do lãnh đạo phòng ký) đến Thủ trưởng các đơn vị theo quy định.
9.3. Kỹ năng tối thiểu
- Trung cấp hoặc Cao đẳng về Kỹ thuật hoặc BHLĐ.
- Có thời gian công tác thực tế ở môi trường sản xuất ít nhất 3 năm.
- Có khả năng giải quyết công việc độc lập, biết sử dụng máy vi tính văn phòng.
- Có sức khỏe tốt.
10. Trợ lý PCCC-Tìm kiếm-Cứu hộ cứu nạn
10.1. Trách nhiệm
- Tham gia quản lý phương tiện, thiết bị PCCN. Thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên để các phương tiện luôn ở tư thế sẵn sàng khi có sự cố xảy ra.
- Sắp xếp các ca trực 24, ngày Lễ và Chủ nhật, bố trí phương tiện PCCN trong trạng thái sẵn sàng, đảm bảo chủ động ngăn chặn không để xảy ra hỏa hoạn, chống trôi và chìm tàu.
- Kiểm tra lập phương án, quản lí hồ sơ chữa cháy cho kho tàng, nhà xưởng, và khu làm việc cơ quan trong toàn công ty. Tham gia điều tra, lập biên bản sự cố cháy nổ.
- Xây dựng kế hoạch đảm bảo AT-VSLĐ-PCCN cho công ty vào những ngày Lễ, Tết, những dịp đón khách thăm và làm việc tại công ty, cho các Tuần lễ Quốc gia, ngày Môi trường Thế giới…
- Vận động, tuyên truyền giáo dục các cá nhân và tổ đội sản xuất trong việc thực hiện các qui định về PCCN.
- Kiểm tra các vị trí trọng điểm, bố trí phương tiện, người trực trên các sản phẩm có nhiều nguy cơ cháy nổ cao.
- Đảm bảo thông gió các hầm tàu, để cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, không để xảy ra ngất ngạt và cháy nổ trong hầm tàu.
- Hỗ trợ cho các xí nghiệp trong công tác bơm nước, rửa tàu, vệ sinh hầm tàu, thử hệ thống đường ống và thiết bị áp lực, chấp hành triệt để các mệnh lệnh sản xuất do phòng KH-SX đưa xuống.
- Xây dựng phương án hợp đồng chữa cháy giữa đội chữa cháy chuyên nghiệp và lực lượng chữa cháy bán chuyên trách ở các đơn vị cơ sở, địa phương, tổ chức triển khai khi được cấp trên phê duyệt.
- Chủ động nhận định các mối nguy tại sản phẩm, đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công, đề ra các biện pháp phòng ngừa.
- Đảm bảo duy trì quân số trực 24/24 trong ngày. Tổ chức chữa cháy, cấp cứu người khi bị TNLĐ, hạn chế thấp nhất mức thiệt hại về người và tài sản cho công ty và khách hàng.
- Kiểm tra công tác VSMT hàng ngày trong toàn công ty, lập biên bản vi phạm quy định BVMT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét