Kỹ thuật an toàn lao động: Tổ chức thực hiện công tác AT-VSLĐ ở các đơn vị thành viên

5 tháng 5, 2011

Tổ chức thực hiện công tác AT-VSLĐ ở các đơn vị thành viên

Các xí nghiệp, công ty thành viên (gọi tắt là đơn vị thành viên) thành lập Hội đồng BHLĐ ở đơn vị mình để tổ chức phối hợp và tư vấn về các hoạt động BHLĐ và đảm bảo quyền kiểm tra giám sát của tổ chức công đoàn bộ phận.
Thành phần Hội đồng BHLĐ của đơn vị thành viên  gồm:
- Lãnh đạo đơn vị thành viên là Chủ tịch.
- Đại diện BCHCĐ bộ phận là Phó chủ tịch.
- Các ủy viên là các AT-VSV.
Hội đồng BHLĐ đơn vị thành viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tham gia phối hợp và tư vấn với lãnh đạo chỉ huy đơn vị về các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch BHLĐ và các biện pháp AT-VSLĐ, cải thiện ĐKLĐ, ngăn ngừa TNLĐ và BNN.
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm tổ chức kiểm tra, tham gia xây dựng kế hoạch BHLĐ và đánh giá công tác BHLĐ của đơn vị.
- Trong kiểm tra nếu phát hiện có nguy cơ mất an toàn có quyền yêu cầu người quản lý sản xuất thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.
- Chủ tịch Hội đồng BHLĐ qui định chế độ làm việc của Hội đồng và nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng.
NSDLĐ căn cứ đặc điểm sản xuất, lao động hiện có, bố trí tổ chuyên viên BHLĐ hoặc các AT-VSV theo dõi công tác BHLĐ thuộc đơn vị.
Tại các tổ sản xuất phải có AT-VSV, đối với các công việc làm phân tán theo nhóm thì mỗi nhóm phải có 01 AT-VSV.
Nếu tổ có quy mô lớn có thể thành lập Tiểu ban BHLĐ gồm tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng công đoàn và AT-VSV.
Hàng năm khi lập kế hoạch SXKD, NSDLĐ thành viên căn cứ vào điều kiện SXKD, tình hình lao động, lập kế hoạch BHLĐ năm của đơn vị. Kế hoạch BHLĐ phải bao gồm nội dung công việc, biện pháp thực hiện, kinh phí, vật tư, thời gian hoàn thành và phân công thực hiện. Kinh phí kế hoạch BHLĐ được hạch toán vào giá thành sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị SXKD, đối với các Phòng, Ban được tính trong chi phí thường xuyên.
Các đơn vị thành viên gửi Kế hoạch BHLĐ năm lên công ty (qua phòng An toàn) trước ngày 15/11 hàng năm để công ty thẩm định, phê duyệt Kế hoạch BHLĐ của các đơn vị.
Đơn vị phải thực hiện nghiêm các quy phạm, tiêu chuẩn của Nhà nước, tiêu chuẩn Ngành về AT-VSLĐ liên quan đến quy trình SXKD của đơn vị.
Tất cả các máy, thiết bị phải có qui định an toàn VSLĐ cho từng thiết bị treo tại nơi làm việc và lưu giữ tại đơn vị.
Khi xây dựng mới, sửa chữa hoặc cải tạo các công trình để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ và VSLĐ đơn vị phải lập luận chứng về biện pháp ATLĐ, VSLĐ và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và báo cáo Thanh tra Tổng cục về AT-VSLĐ chấp thuận.
NSDLĐ phối hợp với BCHCĐ bộ phận tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về AT-VSLĐ cho CBCNV như: nói chuyện, hội thảo, chiếu phim, tham quan thực tế để nâng cao nhận thức, hiểu biết về mục đích, ý nghĩa, tính chất và nội dung của công tác AT-VSLĐ, góp phần ngăn ngừa TNLĐ, BNN, cháy nổ.
NSDLĐ phải tổ chức huấn luyện AT-VSLĐ cho NLĐ mới tuyển dụng trước khi giao việc và huấn luyện định kỳ năm/lần cho mọi NLĐ. Sau khi huấn luyện AT-VSLĐ phải kiểm tra sát hạch, ghi sổ theo dõi huấn luyện.
NLĐ chỉ được giao việc khi đã qua huấn luyện về AT-VSLĐ theo quy định. Khi NLĐ vi phạm AT-VSLĐ hoặc thay đổi công việc, thay đổi công nghệ, thiết bị đơn vị phải tổ chức huấn luyện AT-VSLĐ lại cho NLĐ.
Đối với NLĐ làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ (như làm việc trên cột cao, tiếp xúc với hóa chất độc, nguồn điện...) đơn vị cần tổ chức huấn luyện chuyên sâu về ATLĐ.
Sau huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu, đơn vị cấp thẻ ATLĐ theo mẫu của Bộ LĐTB&XH ban hành cho NLĐ thuộc đối tượng này.
Công ty phối hợp Công đoàn tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho chuyên viên BHLĐ của các đơn vị thành viên ít nhất là 2 năm/lần.
Công ty tổ chức đo kiểm tra MTLĐ mỗi năm/lần tại nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại. Sau khi đo đạc nếu yếu tố nào vượt tiêu chuẩn cho phép, đơn vị phải có biện pháp cải thiện điều kiện làm việc.
Các đơn vị có sử dụng các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ và VSLĐ theo Danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành phải khai báo, kiểm định và đăng ký sử dụng theo quy định của Nhà nước.
Khi xảy ra TNLĐ nặng, TNLĐ chết người đơn vị phải thực hiện khai báo bằng cách nhanh nhất với Phòng An toàn và phối hợp với cơ quan chức năng điều tra TNLĐ, thực hiện  thống kê, báo cáo tất cả các vụ TNLĐ.
NSDLĐ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người bị TNLĐ hoặc thân nhân của người bị chết do TNLĐ bao gồm: chi phí điều trị TNLĐ, bồi thường hoặc trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ... theo quy định của Nhà nước. Sau đó đơn vị phải có biện pháp ngăn ngừa TNLĐ tái diễn và xử lý kỷ luật nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm về qui định AT-VSLĐ gây ra TNLĐ.
Đơn vị thành viên phải tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ trước khi tuyển dụng vào làm việc tại đơn vị (kết hợp với cơ quan y tế của công ty), tổ chức khám sức khỏe định kỳ năm/lần cho NLĐ làm công việc bình thường, 6 tháng/lần đối với NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định.
Việc khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ do các cơ sở y tế thuộc công ty hoặc cơ sở y tế Nhà nước đủ điều kiện đảm nhiệm.
Sau khi khám sức khỏe định kỳ, đơn vị phải phân loại và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe NLĐ, tổ chức cho NLĐ đi điều dưỡng - phục hồi chức năng, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định.
Các đơn vị tổ chức khám phát hiện BNN đối với NLĐ làm các công việc có yếu tố độc hại có thể gây ra BNN và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người bị BNN gồm: chi phí điều trị BNN, bồi thường cho NLĐ bị  BNN mà suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc chết... theo quy định của Nhà nước.
NLĐ trực tiếp làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại được đơn vị trang bị các PTBVCN phù hợp với yêu cầu bảo vệ theo quy định của công ty. Không được phát tiền thay PTBVCN.
NSDLĐ căn cứ vào quy định của công ty, tính chất công việc và chất lượng của từng loại PTBVCN quy định thời hạn sử dụng các PTBVCN đó, sau khi đã tham khảo ý kiến của BCHCĐ cùng cấp.
NLĐ khi làm các nghề, công việc phải tiếp xúc trực tiếp với yếu tố độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Nhà nước. Hiện vật dùng để bồi dưỡng có thể là đường, sữa, hoa quả... phù hợp với yêu cầu giải độc, không được phát tiền thay hiện vật bồi dưỡng.
Các đơn vị thành viên thực hiện các chế độ BHLĐ đối với lao động nữ như: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động nữ, không được bố trí lao động nữ làm các công việc không được sử dụng lao động nữ... và các chế độ khác đối với lao động nữ theo quy định của Nhà nước.
Học sinh học nghề, thực tập nghề, công nhân thử việc được huấn luyện về AT-VSLĐ, trang bị PTBVCN và hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật như NLĐ làm công việc đó.
Công ty tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện các quy định của Nhà nước và công ty về AT-VSLĐ tại các đơn vị thành viên.
Định kỳ đơn vị thành viên tiến hành tự kiểm tra chấm điểm phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm  AT-VSLĐ theo hướng dẫn của công ty:
- 6 tháng/lần đối với đơn vị thành viên.
- 3 tháng/lần đối với đơn vị cơ sở trực thuộc thành viên.
- 1 tháng/lần đối với tổ sản xuất. 
 Đơn vị thành viên thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất khi cần thiết, sau kiểm tra phải tổng hợp và xử lý kiến nghị.
Các đơn vị thành viên phải lập các sổ theo dõi công tác AT-VSLĐ bao gồm:
- Sổ theo dõi huấn luyện AT-VSLĐ;
- Sổ theo dõi trang bị PTBVCN;
- Sổ theo dõi bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật;
- Sổ theo dõi thực hiện kế hoạch BHLĐ năm;
- Sổ theo dõi số lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm;
- Sổ kiểm tra BHLĐ;
- Sổ theo dõi các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn;
- Sổ theo dõi TNLĐ, TNGT được hưởng chế độ TNLĐ. 
Hàng năm đơn vị thành viên tổ chức cho các đơn vị trực thuộc đăng ký thi đua bảo đảm ATVSLĐ và chương trình công tác AT-VSLĐ năm.
Đơn vị thành viên gửi Đăng ký thi đua bảo đảm AT-VSLĐ và chương trình công tác AT-VSLĐ năm của đơn vị về phòng An toàn và Công đoàn công ty trước ngày 01/2.
Định kỳ 6 tháng và cả năm các đơn vị thành viên phải báo cáo tình hình thực hiện công tác AT-VSLĐ, tình hình TNLĐ, BNN, cháy nổ với công ty và các cơ quan quản lý của quân đội theo quy định. Thời hạn gửi báo cáo 6 tháng đầu năm trước ngày 10/7 và cả năm trước ngày 10/12.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét