Kỹ thuật an toàn lao động: Hướng dẫn kiểm tra GSAT

8 tháng 1, 2014

Hướng dẫn kiểm tra GSAT


TỔNG CÔNG TY..............
PHÒNG AN TOÀN
Mã số: HD7.GSAT/AT

Ban hành lần: 02
Ngày ban hành: 02/01/2014
HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC
KIỂM TRA, GIÁM SÁT ATLĐ-PCCN


I. MỤC ĐÍCH:                                                                     
          - Nắm vững những yêu cầu cơ bản cần thực hiện cho công tác giám sát an toàn.
          - Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát.
- Thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của GSAT, quy định của đơn vị, chấn chỉnh nền nếp tác phong trong công tác.
II. PHẠM VI SỬ DỤNG:
- Nhân viên làm công tác kiểm tra giám sát ATLĐ-PCCN, trực PCCN.
III. NỘI DUNG:
1. Khi thực hiện công việc GSAT, PCCN phải mang theo:
   + Còi,
   + Đèn pin,
   + Các loại biểu mẫu phục vụ công tác kiểm tra giám sát,
   + Sổ tay công tác, bút.
2. Thời gian làm việc:
Thời gian
Nội dung công việc
7h00
13h00
16h15
Phải có mặt tại sản phẩm
7h00 - 7h15
13h00 - 13h15
16h15 - 16h30
- Kiểm tra đầu giờ: các dây dẫn gió đá, gaz đã được tách khỏi đầu chai sau ca làm việc trước; quạt gió đã được tắt (trừ trường hợp đang thông gió các khu vực sau khi sơn); hệ thống điện đã được ngắt; vận hành thử bơm điện chìm (nếu có) để kiểm tra bơm, sự hoạt động của bơm…
16h15 - 16h30
- Bàn giao, tiếp nhận ca tại sản phẩm
07h15 - 07h30
13h15 - 13h30
- Kiểm tra việc mang mặc PTBVCN của công nhân: mặc quần áo, đi giày BHLĐ, đội mũ cài quai, các phương tiện hỗ trợ…
- Kiểm tra, cấp giấy phép làm việc (hàn, cắt, sơn, làm việc trên cao…) cho các đơn vị theo nguyên tắc 3 kiểm:
+ Người thực hiện công việc kiểm tra,
+ AT-VSV của tổ kiểm tra
+ GSAT kiểm tra
07h30 - 11h15
13h30 - 16h30
16h45 - 17h15
- Kiểm tra phương tiện PCCN: nguồn nước cứu hỏa, ống, lăng phun, bình CO2, xe cứu hỏa.
- Kiểm tra, nhắc nhở công nhân đang làm việc thực hiện: các biện pháp phòng ngừa: người trực cảnh giới, bình CO2, thùng nước chữa cháy tại chỗ, điện chiếu sáng đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
- Kiểm tra, giám sát các biện pháp thi công an toàn tại các vị trí sản xuất của các đơn vị:
+ Gặp CNSP (hoặc chủ tàu) trao đổi những nội dung công việc trong ngày (nếu cần).
+ Kiểm tra dụng cụ, phương tiện PCCN, thiết bị, che chắn vật liệu cháy nổ...
+ Kiểm tra cửa lối thoát hiểm, các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất trong không gian kín.
11h15 - 11h30
16h15 - 16h30
Và sau ca làm việc phụ trội
- Kiểm tra cuối giờ, bàn giao ca trực (nếu sau ca còn tiếp tục làm việc).
- Ghi sổ nhật ký công tác xác định các khu vực, vị trí có nguy cơ trong ngày trên sản phẩm, đưa ra các biện pháp phòng ngừa, thống nhất với tàu, CNCT và đơn vị sản xuất để phối hợp thực hiện.
Ca đêm tại tàu M
- GSAT thường xuyên kiểm tra các khoang, hầm, két, có biện pháp ứng cứu sự cố, chống chìm.
3. Nhanh chóng thông báo (Mẫu HD7 GSAT/AT/BM1) cho tổ sản xuất, cá nhân thực hiện hay người có trách nhiệm liên quan tạm thời dừng công việc khi kiểm tra phát hiện thấy co các nguy cơ mất an toàn, cháy nổ.
- Lập biên bản xử lý theo Quyết định 23 (Mẫu HD7 GSAT/BM2) đối với các tổ sản xuất, cá nhân thực hiện đã được nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm.
- Những vấn đề vượt quá phạm vi trách nhiệm, quyền hạn phải báo cáo ngay cho cấp trên trực tiếp.
4. GSAT phải thường xuyên giữ liên lạc với người quản lý trực tiếp trong suốt thời gian làm việc hay trực PCCN.
* Ghi chú: Riêng lái xe cứu hỏa phải kiểm tra vận hành cho xe nổ máy trước 5 phút để bảo đảm cho xe tới vị trí trực đúng thời gian quy định (07h và 13h)./.

Người soạn
Người xem xét
Người phê duyệt
Họ tên:



Chức vu:
TRỢ LÝ
PHÓ PHÒNG
TRƯỞNG PHÒNG
Chữ ký:








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét